TQ lạnh nhạt với Triều Tiên, Nga xích lại và hưởng lợi?
Hai tháng đầu năm nay, thương mại giữa Nga và Triều Tiên đã tăng kỉ lục 73%.
Tên lửa Triều Tiên trong một lần bắn thử.
Gần đây, Trung Quốc có dấu hiệu không còn đứng bên Triều Tiên mà đã nghiêng về phía Mỹ, đồng thuận phương án trừng phạt mạnh tay hơn nữa nhằm vào Bình Nhưỡng. Trong khi quan hệ hai bên Triều Tiên-Trung Quốc xấu đi trông thấy thì Nga chọn giải pháp khác: xích lại gần Bình Nhưỡng.
Trung Quốc tuyên bố cắt đứt việc nhập khẩu than từ Triều Tiên, bắt đầu từ tháng 4 vừa qua với hy vọng Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi.
Quan hệ thương mại Moscow-Bình Nhưỡng tăng tới 73% trong hai tháng đầu năm 2017, chủ yếu nhờ sản lượng than đột biến. Không chỉ nhập khẩu than, Nga còn mạnh tay thúc đẩy thương mại hai chiều.
Công ty Investstroytrest đã mở một tuyến phà mới nối cảng Vladivostok của Nga với thành phố Rajin của Triều Tiên. Mikhail Khmel, phó giám đốc công ty trả lời Reuters rằng tuyến đường này sẽ tăng cường lượng khách Trung Quốc thăm Vladivostok bằng đường biển.
Tàu sân bay USS Carl Vinson được điều động tới gần bán đảo Triều Tiên.
Tuyến đường sắt Rajin-Hasan giữa hai nước đang được cân nhắc nâng cấp, theo hãng tin Nga TASS. Nga và Triều Tiên cũng đạt được thỏa thuận cho phép 40.000 lao động Triều Tiên được phép sang Nga làm việc trong ngành xây dựng và khai thác gỗ.
James Brown, phó giáo sư đại học Temple (Nhật Bản), nói: “Nga không muốn cô lập Triều Tiên. Họ muốn Triều Tiên tiếp tục các hoạt động với thế giới”. Tổng thống Putin dù phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên nhưng cũng lên tiếng chỉ trích Mỹ và phương Tây liên tục có hành động gây hấn với Bình Nhưỡng.
Ngày 21.5, Hội đồng Bảo an LHQ ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên sau khi quốc gia Đông Á liên tiếp thử tên lửa đạn đạo.
Tuyến phà mới nối giữa Triều Tiên và Nga đã bắt đầu hoạt động từ ngày 18.5.