TQ làm gì nếu “Bộ tứ kim cương” vượt lằn ranh đỏ?
Trước cuộc họp trực tuyến đầu tiên của nhóm Bộ tứ kim cương, các chuyên gia Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh nên theo dõi chặt chẽ diễn biến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và đặt ra các lằn ranh đỏ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: EPA
Hôm 18/2, các bộ trưởng ngoại giao của nhóm Quad, còn được gọi là "Bộ tứ kim cương" - Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ, đã có cuộc họp trực tuyến thảo luận về các vấn đề phối hợp đối phó Covid-19, biến đổi khí hậu, thúc đẩy mục tiêu chung về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Ngoài ra, cuộc họp của nhóm Quad còn phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
"Quad là trung tâm của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời nó cũng đóng một vai trò lớn hơn trong nỗ lực của chính quyền ông Biden nhằm kiềm chế Trung Quốc", Ni Feng, phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn cầu hôm 18/2.
Ông Ni còn nhận định, chính quyền ông Biden đã kế thừa chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từ thời ông Trump.
Ruan Zongze, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, chia sẻ với Hoàn cầu rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden - người khá quen thuộc với chính sách "tái cân bằng châu Á" từ thời ông Barack Obama - rất giỏi trong việc sử dụng các cơ chế và công cụ để kiềm chế Trung Quốc.
Ông Biden hy vọng sẽ thực hiện được cách tiếp cận đa phương, sử dụng Quad như một phương tiện ngoại giao để thúc đẩy các lợi ích khu vực của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương và tuyên bố rằng "Mỹ với vai trò đầu tàu đã trở lại", theo Ruan.
Theo Reuters, ông Biden cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để áp dụng một chiến lược với Trung Quốc, trong đó Washington nhắm đến việc "vượt mặt" Bắc Kinh ở khu vực.
Dù chiến lược Trung Quốc không phải chủ đề duy nhất trong chương trình nghị sự của nhóm Quad, nhưng Bắc Kinh vẫn nên quan tâm tới việc liệu Mỹ có muốn biến Quad thành một tổ chức chống Trung Quốc triệt để hay không, và có hình thức đáp trả những lời nói, hành động gây tổn hại tới Trung Quốc, Ruan nói thêm.
Theo Hoàn cầu, Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2020. Với việc Hiệp định Toàn diện giữa EU và Trung Quốc (CAI) đang đạt được tiến bộ nhất định, các chuyên gia cho rằng, quan hệ song phương giữa Trung Quốc và EU sẽ được củng cố hơn trong năm 2021.
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong 4 năm liên tiếp, trong khi Bắc Kinh là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Tokyo trong 12 năm, theo một báo cáo đầu tư chính thức do Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc công bố năm 2020. Trung Quốc cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu lớn thứ 3 của Ấn Độ, theo Bộ Thương mại Trung Quốc.
Chính vì những yếu tố kinh tế này, một số nhà phân tích nhận định, các "chiêu" về địa chính trị của Mỹ khó có thể ảnh hưởng đến quan hệ khu vực của Trung Quốc với các nước châu Á, vì khu vực này không chỉ có văn hóa mà còn lấy kinh tế làm trung tâm.
"Các thành viên của Quad có lợi ích quốc gia khác nhau. Khi Mỹ lôi kéo Ấn Độ, Nhật Bản và Úc chọn phe, các nước này cũng có những toan tính riêng", theo ông Ni.
Vị chuyên gia tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc còn lưu ý, Bắc Kinh cần tận dụng đầy đủ các "quân bài" kinh tế để chống lại các hành động khiêu khích có thể xảy ra từ nhóm Quad. Theo ông Ni, Úc là nước đã phải nếm trải các "đòn trừng phạt" kinh tế khi liên tiếp căng thẳng với Trung Quốc.
"Mỹ có thể cung cấp toàn bộ dữ liệu thô của các trường hợp Covid-19 của họ không? Liệu Washington có thể tiến hành...
Nguồn: [Link nguồn]