TQ làm điều chưa từng thấy với đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

1.300 bức tượng đất nung được khai quật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa, giờ đây đã có thẻ căn cước riêng.

Thẻ căn cước công dân của một chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Thẻ căn cước công dân của một chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, thẻ căn cước của một chiến binh đất nung trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng được chia sẻ trong series chương trình truyền hình về văn hóa của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).

Thẻ căn cước được làm theo mẫu giống hệt như thật, có ghi tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú và mã số giống như công dân Trung Quốc ngày nay.

Một thẻ căn cước ghi tên cung thủ trong đội quân đất nung là “Chao”, năm sinh 221 trước Công nguyên, trùng với năm Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, lập ra nhà Tần, Zhao Zhen, nhiếp ảnh gia ở Bảo tàng Lăng mộ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, nơi đặt các tượng chiến binh đất nung, nói trên CCTV.

Mẫu thẻ căn cước công dân ở Trung Quốc.

Mẫu thẻ căn cước công dân ở Trung Quốc.

6 số đầu trong mã số công dân là 610115, có nghĩa là chiến binh đất nung này có quê quán ở quận Lâm Đồng (Lintong), thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. 4 số cuối, 6155 là mã số thẻ căn cước.

Cung thủ Chao hiện đang “sống” tại ô số 2 trong Bảo tàng Lăng mộ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, theo dòng chữ in trên thẻ căn cước.

Zhao nói trên CCTV, rằng mỗi chiến binh trong số 1.300 bức tượng đất nung đều có dữ liệu cá nhân riêng, bao gồm cả thẻ căn cước giống người thật.

Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Zhao là người chịu trách nhiệm chụp ảnh chân dung các chiến binh đất nung để cập nhật vào hồ sơ cá nhân, giống như chụp ảnh thẻ căn cước.

“Cũng giống như cuộc tổng điều tra dân số lần thứ 7 diễn ra hồi tháng trước ở Trung Quốc, chúng tôi đang bổ sung ảnh chụp chân dung vào hồ sơ cá nhân của các chiến binh này”, Zhao nói. Cho đến nay, Zhao đã chụp ảnh chân dung của 862 trong 1.300 bức tượng đất nung trưng bày ở bảo tàng.

“Nhìn vào mắt họ qua ống kính, chúng ta có thể cảm nhận thấy như họ đang sống. Vào thời khắc mỗi chúng ta đứng trước mặt họ, họ không còn là chiến binh đất nung mà là tổ tiên chúng ta", Zhao nói với khán giả xem truyền hình trên CCTV.

Đội quân đất nung được chôn theo Hoàng đế Tần Thủy Hoàng của nhà Tần, trong giai đoạn năm 210-209 trước Công nguyên. Lăng mộ cho đến nay mới chỉ được khai quật một phần. Nhà chức trách Trung Quốc chưa có kế hoạch khai quật quan tài chứa thi hài hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Phát hiện chấn động về đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm được thêm 220 chiến binh đất nung trong quá trình khai quật lăng mộ vị Hoàng đế đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Thời báo Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Bí ẩn về vị vua Tần Thủy Hoàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN