TQ: Không thể chắc chắn vào đập Tam Hiệp, 400 triệu người dưới hạ lưu đối mặt nguy cơ

Mực nước tại hồ chứa của đập Tam Hiệp đã vượt ngưỡng báo động vào tuần trước. Mưa lớn kéo dài liên tục 3 tuần buộc Trung Quốc phải tuyên bố tình trạng thảm họa tại 24 tỉnh thành thuộc khu vực thượng nguồn sông Dương Tử và đập Tam Hiệp.

Đập Tam Hiệp của Trung Quốc – con đập lớn nhất thế giới (ảnh: Asian Times)

Đập Tam Hiệp của Trung Quốc – con đập lớn nhất thế giới (ảnh: Asian Times)

Lượng mưa ở Trung Quốc được đánh giá lá lớn nhất trong 70 năm qua và khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Đây là trận lụt lớn nhất ở Trung Quốc kể từ năm 1949 và là thách thức nghiêm trọng nhất đối với đập Tam Hiệp – con đập lớn nhất thế giới – kể từ khi được xây dựng.

Việc xây dựng đập Tam Hiệp bắt đầu từ năm 1994 và thân đập được hoàn thành vào năm 2006.

Đập Tam Hiệp nằm ở tỉnh Hồ Bắc – nơi từng là ổ dịch Covid-19 lớn nhất Trung Quốc.

Đập có chiều dài 2.335 mét, cao 185 mét, cấu thành từ 28 triệu mét khối bê tông và hơn 460.000 tấn thép. Tổng vốn đầu tư xây dựng đập Tam Hiệp là 13,5 tỷ USD.

Dự án xây đập Tam Hiệp được Trung Quốc lên kế hoạch chi tiết vào năm 1955. Theo thiết kế, con đập sẽ giúp kiểm soát nước lũ ở sông Dương Tử, cung cấp điện năng và giao thương.

Hình ảnh đập Tam Hiệp cong khác thường xuất hiện vào năm 2019. Cựu chủ tịch Hiệp hội kỹ thuật thủy điện Trung Quốc khi đó nói rằng nói cấu trúc đập có thể thay đổi ở mức nhất định, tùy thuộc vào áp lực nước, trọng lực Trái đất… Và con đập sẽ trở lại hình dạng ban đầu khi áp lực trôi qua. Trung Quốc cũng từng tuyên bố đập có khả năng chống chịu trước bom hạt nhân (ảnh: SCMP)

Hình ảnh đập Tam Hiệp cong khác thường xuất hiện vào năm 2019. Cựu chủ tịch Hiệp hội kỹ thuật thủy điện Trung Quốc khi đó nói rằng nói cấu trúc đập có thể thay đổi ở mức nhất định, tùy thuộc vào áp lực nước, trọng lực Trái đất… Và con đập sẽ trở lại hình dạng ban đầu khi áp lực trôi qua. Trung Quốc cũng từng tuyên bố đập có khả năng chống chịu trước bom hạt nhân (ảnh: SCMP)

Đập Tam Hiệp có 32 tua bin phát điện chính. Năm 2018, công suất phát điện của đập Tam Hiệp đạt 100 tỷ kilowatt/ giờ.

Tuy nhiên, không ít người cho rằng việc xây đập sẽ phá hoại cảnh quan tự nhiên, các di tích và trên hết là hậu quả khủng khiếp nếu sự cố vỡ đập xảy ra.

Tổ chức Sông ngòi quốc tế (IR) từng gọi đập Tam Hiệp là “hình mẫu của thảm họa” khi một con đập phải trữ lượng nước quá lớn. IR cho rằng, Trung Quốc nên xây nhiều con đập để trữ nước sông Dương Tử - con sông dài thứ 3 thế giới - và làm giảm nguy cơ vỡ đập.

Theo thông tin mới nhất của CGTN, lũ lụt đã khiến khoảng 495.000 bị thương, 39 người thiệt mạng. Đời sống của hơn 8,5 triệu người Trung Quốc bị ảnh hưởng.

“Khả năng trữ lũ của của đập Tam Hiệp có giới hạn. Đừng đặt quá nhiều hy vọng vào đập Tam Hiệp”, Zhao Yunfa – Phó kỹ sư trưởng làm việc tại trung tâm điều phối đập Tam Hiệp – nhận định.

Zhang Shuguang – Giám đốc Tập đoàn Tam Hiệp – cho rằng, biện pháp kiểm soát lũ ở sông Dương Tử không thể chỉ dựa vào một mình đập Tam Hiệp.

Trước đó, Wang Weiluo – nhà thủy văn học Trung Quốc – đã đặt dấu hỏi về khả năng trữ lũ của đập Tam Hiệp.

Ông Wang cho rằng, vì đập Tam Hiệp được hoàn thành trong thời gian gấp rút nên chưa bảo đảm an toàn kỹ thuật. Ông Wang bày tỏ lo ngại khi nhắc lại những vết nứt và lớp bê tông không đạt chuẩn được phát hiện ở đập Tam Hiệp.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc Ye Jianchun cũng thừa nhận đập Tam Hiệp không làm tốt vai trò kiểm soát lũ lụt trong khi mực nước của 148 con sông ở Trung Quốc đã vượt ngưỡng an toàn.

Năm 2019, một số hình ảnh cho thấy thân đập Tam Hiệp bị cong vênh do trữ nước. Nếu sự cố vỡ đập xảy ra, hậu quả sẽ là thảm khốc đối với người dân ở hạ lưu.

Ước tính, có khoảng 400 – 600 triệu người sống ở hạ lưu đập Tam Hiệp.

Lũ lụt tại Trung Quốc đang diễn biến phức tạp (ảnh: CGTN)

Lũ lụt tại Trung Quốc đang diễn biến phức tạp (ảnh: CGTN)

Ở tỉnh An Huy, chính quyền đã chi nóng 1 triệu nhân dân tệ cho công tác kiểm soát, cứu hộ lũ lụt và mua nhu yếu phẩm cho người dân.

Nhiều quận ở tỉnh Quảng Đông gần như bị nhấn chìm bởi dòng nước lũ. Những chiếc bè tre thiếu an toàn đã trở thành phương tiện di chuyển chính của người dân và nhân viên cứu hộ.

Quý Châu và Trùng Khánh là 2 khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi lũ lụt, hàng trăm nghìn người dân ở đây buộc phải rời bỏ nhà cửa để sơ tán.

Những cơn mưa lớn ở khu vực thượng nguồn sông Dương Tử đã kéo dài suốt nửa tháng và chưa có dấu hiệu giảm bớt.

Theo cơ quan kiểm soát lũ Trung Quốc, các trận mưa lớn sẽ tiếp tục diễn ra ở các tỉnh Quảng Tây, Hồ Nam, Quảng Đông và một số tỉnh thành khác phía Nam.

Ước tính, lũ lụt đã khiến Trung Quốc thiệt hại 3,4 tỷ USD. Khoảng 861.000 ha đất nông nghiệp bị hư hại.

Nguồn: [Link nguồn]

Lũ lụt ở Trung Quốc: Hơn 22 vạn dân sơ tán khẩn cấp

Lũ lụt nghiêm trọng ở miền Nam và miền Trung Trung Quốc đã khiến hơn 10 người thiệt mạng và buộc 228.000 người dân phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Asian Times, CGTN, Taiwan News ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN