TQ: Kế hoạch giải cứu giúp sông Hoàng Hà không còn là "nỗi thống khổ”

Là con sông dài thứ hai Trung Quốc nhưng tiềm năng của sông Hoàng Hà – con sông quanh năm một màu nước vàng – đang bị hạn chế do sử dụng tài nguyên nước kém bền vững, xói mòn đất và ô nhiễm nghiêm trọng.

Trung Quốc có kế hoạch mới để cải tạo, phát triển bền vững sông Hoàng Hà (ảnh: SCMP)

Trung Quốc có kế hoạch mới để cải tạo, phát triển bền vững sông Hoàng Hà (ảnh: SCMP)

Chính phủ Trung Quốc mới đây đã đệ trình lên Bộ Chính trị nước này về vấn đề bảo vệ sinh thái, nguồn nước của sông Hoàng Hà. Mục tiêu đề ra là “giải cứu” Hoàng Hà – cái nôi của nền văn minh Trung Quốc – khỏi nguy cơ ô nhiễm đến mức phải ban hành lệnh cấm đánh bắt cá như sông Dương Tử.

“Đây là dự án dài hạn, quan trọng, liên quan đến sự tái thiết và phát triển của Trung Quốc”, tuyên bố của Bộ Chính trị Trung Quốc cho hay.

Mặc dù lưu lượng nước hằng năm ít hơn 7% so với sông Dương Tử, nhưng lũ trên sông Hoàng Hà đã nhiều lần gây ra thảm họa lũ lụt, cướp đi nhiều sinh mạng người Trung Quốc. Điều tiết và bảo vệ tốt các con sông quan trọng là điều Trung Quốc đang hướng tới.

Dài 5.464 km, Hoàng Hà chảy qua 9 tỉnh thành Trung Quốc, cuối cùng đổ ra biển Bột Hải. Do chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ ở Tây Bắc Trung Quốc, sông Hoàng Hà có màu vàng đặc trưng. Hoàng Hà cũng có nghĩa là sông màu vàng. Dòng sông cũng cung cấp nước cho người dân ở 40 tỉnh thành Trung Quốc.

Trận lũ năm 1931 ở Trung Quốc được đánh giá là đại hồng thủy khủng khiếp nhất lịch sử thế giới, trực tiếp và gián tiếp cướp đi sinh mạng của khoảng 3,7 triệu người, theo Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA). Lũ trên sông Hoàng Hà được ví như “nỗi thống khổ” của người  Trung Quốc.

Có khoảng 30% dân số Trung Quốc sống ven lưu vực sông Hoàng Hà. Tuy nhiên, khu vực này lại chỉ chiếm 1/4 tổng GDP đất nước.

Hoàng Hà – con sông là cái nôi của văn minh Trung Hoa – đang bị ô nhiễm nghiêm trọng (ảnh: Reuters)

Hoàng Hà – con sông là cái nôi của văn minh Trung Hoa – đang bị ô nhiễm nghiêm trọng (ảnh: Reuters)

“Việc xây dựng những con đập lớn khiến tình hình ô nhiễm ở sông Hoàng Hà trở nên tồi tệ hơn. Chất lượng nước, tài nguyên sinh vật suy giảm. Con sông cùng ngày càng cạn nước”, Fan Xiao – nhà địa chất học và kỹ sư trưởng của Cục Địa chất và Khoáng sản Tứ Xuyên – nhận xét.

Bộ Chính trị Trung Quốc cho biết, các địa phương dọc sông Hoàng Hà phải nghiêm chỉnh chấp hành kế hoạch mới để có thể thấy hiệu quả rõ nét vào 5 năm sau.

Chủ tịch Trung Quốc – ông Tập Cận Bình – từng nhấn mạnh rằng, cần phải bảo vệ và biến sông Hoàng Hà trở thành một trong những khu vực quan trọng đối với kinh tế của quốc gia tỷ dân, sánh ngang với khu vực đồng bằng sông Dương Tử.

Ông Tập đã đến thăm sông Hoàng Hà 4 lần trong năm 2019 và dừng lại khảo sát ở 6 tỉnh thành ven sông.

1/2 trữ lượng than của Trung Quốc thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. Việc khai thác than, đánh bắt quá đà và xả thải đang khiến sông Hoàng Hà bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đập trên sông Hoàng Hà xả lũ (ảnh: Xinhua)

Đập trên sông Hoàng Hà xả lũ (ảnh: Xinhua)

Theo kế hoạch mới đề ra, Trung Quốc sẽ phối hợp quản lý sông Hoàng Hà từ trung ương đến địa phương. Từng ngọn núi, nhánh sông, rừng cây thuộc lưu vực con sông đều sẽ được giám sát nghiêm ngặt. Bảo vệ tài nguyên nước của sông Hoàng Hà là yếu tố trọng tâm của kế hoạch này.

Wang Yongchen – người sáng lập Tổ chức Trái đất Xanh, Bắc Kinh – cho rằng, vấn đề ô nhiễm môi trường ở sông Hoàng Hà nghiêm trọng hơn rất nhiều so với sông Dương Tử nhưng lại ít được chú ý.

“So với sông Dương Tử, sông Hoàng Hà còn bị các hoạt động của con người ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Tình trạng ô nhiễm nước cũng bị coi là nỗi thống khổ của người dân sống quanh con sông. Tôi đã khảo sát sông Hoàng Hà hàng năm trong suốt 10 năm qua. Con sông bị bỏ quên vì chảy qua những tỉnh thành nghèo”, chuyên gia Wang nói.

Vì sao lũ trên sông Hoàng Hà thường gây khổ sở cho người TQ?

Hoàng Hà hùng vĩ nhưng lũ trên dòng sông này lại nổi tiếng là “nỗi thống khổ” của người Trung Quốc vì những hậu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN