TQ “hô mưa gọi gió” ở khu vực rộng 5,5 triệu km2 và nguy cơ về hậu quả khó lường

Trung Quốc gần đây thông báo kế hoạch mở rộng chương trình thay đổi thời tiết ở khu vực lớn gấp 1,5 lần diện tích của cả Ấn Độ.

Trung Quốc đặt mục tiêu "hô mưa gọi gió" ở khu vực rộng 5,5 triệu km2.

Trung Quốc đặt mục tiêu "hô mưa gọi gió" ở khu vực rộng 5,5 triệu km2.

Theo tuyên bố của chính phủ Trung Quốc, Trung Quốc sẽ sở hữu “hệ thống thay đổi thời tiết phát triển” vào năm 2025, nhờ những đột phá trong nghiên cứu cơ bản và công nghệ cốt lõi, cũng như những cải tiến trong lĩnh vực "phòng ngừa toàn diện trước các rủi ro."

Trong 5 năm tới, các khu vực được bao phủ bởi mưa và tuyết nhân tạo sẽ đạt 5,5 triệu km2, trong khi một khu vực rộng 580.000 km2 sẽ được tích hợp công nghệ ngăn mưa.

Dự án được kì vọng giúp cứu trợ thiên tai, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ ứng phó khẩn cấp với cháy rừng và đồng cỏ, và đối phó tình trạng nhiệt độ cao bất thường hoặc hạn hán.

Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi công nghệ “hô mưa gọi gió” để bảo vệ đất nông nghiệp và đảm bảo thời tiết đẹp khi tổ chức các sự kiện quan trọng.

Những cuộc họp quan trọng tổ chức ở Bắc Kinh ngày nay đều diễn ra trong ngày trời quang mây, nhờ sự can thiệp vào thời tiết và quy định cấm các nhà máy hoạt động trong những ngày này.

Công nghệ tạo ra mưa nhân tạo không hề mới, nhưng Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tuyên bố sẽ áp dụng trong khu vực hết sức rộng lớn.

Binh sĩ Trung Quốc bắn rocket tạo mây để gây mưa trong cuộc thử nghiệm vào năm 2011.

Binh sĩ Trung Quốc bắn rocket tạo mây để gây mưa trong cuộc thử nghiệm vào năm 2011.

Trong giai đoạn từ năm 2012-2017, Trung Quốc đã chi 1,34 tỉ USD cho dự án nghiên cứu công nghệ thay đổi thời tiết. Năm ngoái, hệ thống thay đổi thời tiết giúp giảm 70% thiệt hại do mưa đá gây ra ở Tân Cương, vùng nông nghiệp quan trọng, theo Tân Hoa Xã.

Việc Trung Quốc tích cực theo đuổi công nghệ làm chủ thời tiết cũng dẫn đến mối lo ngại, đặc biệt là ở quốc gia láng giềng Ấn Độ, nơi ngành nông nghiệp phụ thuộc lớn vào gió mùa đem theo mưa.

Các chuyên gia cảnh báo, việc Trung Quốc tác động đến thời tiết trong nước có thể làm ảnh hưởng đến cả các nước láng giềng.

Trong nghiên cứu công bố hồi năm ngoái, các chuyên gia tại Đại học Quốc gia Đài Loan nói “Bắc Kinh tùy ý điều chỉnh thời tiết theo ý muốn có thể dẫn đến việc lấy hết mưa ở các vùng lân cận, bao gồm cả ở Trung Quốc và các nước láng giềng”.

Một số chuyên gia nhận định, thành công trong việc “hô mưa gọi gió” sẽ giúp Trung Quốc đặt ra tham vọng to lớn hơn, đặc biệt khi nước này đang phải chịu những tác động của biến đổi khí hậu.

Các giải pháp cấp tiến như gieo vào bầu khí quyển các hạt phản xạ, về mặt lý thuyết có thể giúp giảm nhiệt độ, nhưng cũng có thể gây ra những hậu quả to lớn không lường trước được. Nhiều chuyên gia lo ngại điều gì có thể xảy ra khi một quốc gia thử nghiệm các kỹ thuật thay đổi thời tiết tiên tiến như vậy.

“Nếu không có bất kỳ quy chuẩn nào, nỗ lực thay đổi thời tiết của một quốc gia sẽ làm ảnh hưởng đến thời tiết ở các quốc gia khác”, Dhanasree Jayaram, chuyên gia khí hậu tại Đại học Manipal ở Karnataka, Ấn Độ, nói.

Đập thủy điện lớn nhất hành tinh ở Trung Quốc lập kỷ lục thế giới

Đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất hành tinh ở Trung Quốc đã tạo ra 103,1 tỉ kWh điện năng trong năm 2020, xô...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN