TQ gấp rút phát triển tiêm kích hạm mới thay thế “thảm họa J-15”
Trung Quốc đang theo đuổi dự án phát triển tiêm kích hạm mới phục vụ tham vọng thống trị đại dương, trong bối cảnh chiến đấu cơ J-15 liên tục gặp trục trặc, thậm chí gây tai nạn thảm khốc.
Coi J-15 là một thảm họa nhưng Trung Quốc hiện không có tiêm kích hạm thay thế.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), J-15 được Trung Quốc chế tạo dựa trên nguyên mẫu tiêm kích hai động cơ Su-33 của Nga. Đây là một thiết kế đã 30 năm tuổi.
Với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 33 tấn, J-15 là một trong những tiêm kích hạm nặng nhất thế giới. J-15 hiện đang được sử dụng trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh.
Trung Quốc cần phải chế tạo mẫu tiêm kích hạm mới nhằm đáp ứng yêu cầu của 4 nhóm tác chiến tàu sân bay để có thể cụ thể hóa tham vọng thống trị đại dương, theo chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh.
Theo ông Li, tiêm kích tàng hình FC-31 là ứng viên rất phù hợp để thay thế J-15. F-31 là mẫu tiêm kích tàng hình lần đầu bay thử nghiệm năm 2012 và nhẹ hơn nhiều so với J-15.
Trung tướng Zhang Honghe, phó tư lệnh không quân Trung Quốc, tiết lộ trên SCMP rằng, “mẫu tiêm kích hạm mới thay thế J-15” đang được phát triển.
Theo các chuyên gia, một lý do khác khiến Trung Quốc đẩy mạnh việc phát triển tiêm kích hạm mới là bởi hàng loạt những trục trặc, thậm chí tai nạn chết người liên quan đến J-15.
Nguồn tin giấu tên tiết lộ với SCMP rằng, ít nhất 4 vụ tai nạn chết người liên quan đến J-15 trong những năm qua. Các phi công dày dạn kinh nghiệm tử nạn trên chiếc J-15 được coi là tổn thất không thể khắc phục.
Tiêm kích J-15 mang theo vũ khí cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
“J-15 là một mẫu tiêm kích có nhiều vấn đề. Hệ thống điều khiển không ổn định gây ra hàng loạt vụ tai nạn chết người trong hai năm qua”, nguồn tin nói.
Phi công Zhang Chao, 29 tuổi, thiệt mạng trong vụ tai nạn tháng 4.2016, khi anh ta cố gắng cứu chiếc J-15. 3 tuần sau, đến lượt phi công ngoài 40 tuổi, Cao Xianjian, bị thương nặng khi cố gắng hạ cánh chiếc J-15. Vụ tai nạn khiến phi công này phải điều trị suốt 1 năm.
Toàn bộ tiêm kích J-15 phải ngừng hoạt động suốt 3 tháng sau đó để điều tra. Điều này làm ảnh hưởng đến tinh thần của lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc.
Không chỉ J-15, nhiều chiến đấu cơ do Trung Quốc sản xuất cũng gặp nhiều vấn đề bởi Bắc Kinh thường chỉ nhái các mẫu chiến đấu cơ Nga, Mỹ chứ không nắm rõ được công thức chế tạo.
Một lý do khác khiến nhiều phi công Trung Quốc tử nạn là bởi họ được yêu cầu phải cố gắng “bảo vệ máy bay” cho đến cuối cùng, nên không còn thời gian thoát ra ngoài.
“Máy bay có thể được sửa chữa, chế tạo mới chứ tính mạng phi công thì không thể thay thế được”, một cựu binh nói. Hồi đầu năm nay, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đăng thông điệp ca ngợi phi công Zhang và Cao vì đã cố gắng cứu máy bay.
Gần đây, phi công máy bay chiến đấu của Trung Quốc thường xuyên gặp nạn, có thể là dấu hiệu cho thấy một lỗ hổng...