TQ: Đào đường hầm xuyên sa mạc dài nhất thế giới, thứ phun ra khiến kỹ sư "sững người"
Dự án đào đường hầm dài nhất thế giới xuyên qua sa mạc tại Tân Cương của Trung Quốc đang gặp khó khi các kỹ sư gặp phải vấn đề không lường trước được ở một trong những nơi khô hạn nhất thế giới.
Nước phun ra xối xả từ công trình đường hầm xuyên sa mạc của Trung Quốc (ảnh: SCMP)
Khi đào đường hầm xuyên qua sa mạc ở Tân Cương, các kỹ sư Trung Quốc bất ngờ chạm phải mạch nước ngầm. Dòng nước tuôn ra xối xả khiến họ lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, SCMP đưa tin.
“Mực nước ngầm cao khiến công trình bị ngập nước thường xuyên. Tiến độ thi công đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, Deng Mingjiang – giáo sư tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc – đăng trên tạp chí giáo Tunnel Construction.
Đào đường hầm dài nhất thế giới xuyên qua sa mạc là dự án đầy tham vọng của Trung Quốc. Với dự án này, Trung Quốc hy vọng có thể biến “điều trong mơ” thành hiện thực đó là đưa tuyết tan từ dãy núi Altai vào sa mạc phía bắc Tân Cương.
Kashuang – đường hầm dài nhất trong số 3 đường hầm lớn thuộc dự án – dự kiến được xây dựng dài 280 km, gấp đôi Delaware Aqueduct – đường hầm cấp nước chính cho thành phố New York (Mỹ). Từ năm 1945, Delaware Aqueduct luôn giữ kỷ lục thế giới là đường hầm dài nhất.
Ông Deng Mingjiang cho hay, khi dự án Kashuang đang thi công, các máy khoan hầm TBM cỡ lỡn bất ngờ xuyên vào một mạch nước ngầm “dồi dào bất thường”. Dòng nước phun ra có cường độ lớn tới mức có thể lấp đầy một bể bơi trong 1 giờ. Đây là điều những kỹ sư Trung Quốc không lường tới khi thi công công trình.
Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề thiếu nước ở Tân Cương bằng lượng tuyết tan (ảnh: SCMP)
“Mỗi khi đèn báo lụt phát tín hiệu, các công nhân phải di tản ngay lập tức. Chiếc máy khoan TBM khổng lồ cũng phải dừng hoạt động để tránh bị hư hại”, ông Deng Mingjiang viết.
Khi hoạt động ở khu vực có mạch nước ngầm, máy khoan TBM chỉ có thể đào được 200 mét/tháng. Điều này khiến công trình đường hầm xuyên sa mạc có nguy cơ bị chậm tiến độ rất lớn. Ngoài ra, sự an toàn của những công nhân làm việc dưới hầm cũng bị đe dọa.
Để đẩy nhanh tốc độ thi công đường hầm xuyên sa mạc, Trung Quốc đã điều tới 20 chiếc TBM khổng lồ. Mỗi chiếc có giá hàng chục triệu USD.
Theo giáo sư Deng Mingjiang, nguyên nhân của việc chạm phải mạch nước ngầm khi thi công là do địa hình ở sa mạc Tân Cương khá phức tạp. Đặc biệt, gần 1/2 kết luận khảo sát địa chất trước khi thi công mà các kỹ sư nhận được là không chính xác.
Để khắc phục, nhóm của ông Deng Mingjiang đã phát triển một máy dò mới gắn trên TBM nhằm phát hiện vật cản và mạch nước ngầm. Các máy bơm công suất lớn cũng được điều tới để hút nước ra ngoài.
“Tuy nhiên, TBM sẽ không thể tiến xa hơn cho tới khi các kỹ sư tính toán được chính xác khối lượng nước ngầm và chuyển hướng dòng chảy khỏi đường hầm”, ông Deng nhận định.
Nếu đường hầm xuyên sa mạc được hoàn thành, 20 triệu dân ở Tân Cương, Trung Quốc có thể được cấp thêm 11 tỷ mét khối nước từ tuyết tan mỗi năm. Tình trạng thiếu nước sạch ở Tân Cương về cơ bản sẽ được giải quyết.
Hôm 17.12, vụ án Liang Qinglan – gái mại dâm người Trung Quốc – hối lộ tình, tiền cho quan chức thuộc Cơ quan Quản lý Xuất...
Nguồn: [Link nguồn]