TQ: Cô gái mặc đồ Nhật Bản bị từ chối xét nghiệm Covid-19, dân mạng tranh cãi gay gắt

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Một cô gái không được phép lấy mẫu xét nghiệm axit nucleic ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc, vì mặc trang phục truyền thống của Nhật Bản - kimono. Vụ việc gây xôn xao dư luận Trung Quốc. 

Cô gái mặc kimono bị tình nguyện viên ở điểm xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, thúc giục về thay đồ. Ảnh chụp màn hình video trên Weibo

Cô gái mặc kimono bị tình nguyện viên ở điểm xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, thúc giục về thay đồ. Ảnh chụp màn hình video trên Weibo

Theo Thời báo Hoàn cầu, trong một video do trang Jiupai News đăng tải trên mạng xã hội Weibo, một cô gái mặc kimono tới điểm xét nghiệm Covid-19 ở thành phố Hạ Môn đã bị các tình nguyện viên ngăn cản. Một trong số họ nói với cô gái rằng hãy trở lại điểm xét nghiệm sau khi đã thay trang phục. 

Cô gái đồng ý thay trang phục và quay trở lại điểm xét nghiệm sau khi bị các tình nguyện viên thúc giục. 

Theo trang Dianshi News, một quản lý của khách sạn Nikko Xiamen đã giải thích lý do vì sao cô gái mặc kimono tới điểm xét nghiệm Covid-19 hôm 23/8. 

"Cô gái làm việc tại một nhà hàng của chúng tôi và kimono là đồng phục của các nhân viên ở đây. Nhưng chúng tôi có quy định là nhân viên không được phép mặc kimono khi ra ngoài nhà hàng. Cô ấy mặc kimono đi tới điểm xét nghiệm vì địa điểm này gần nhà hàng", người quản lý giải thích. 

Phóng viên Thời báo Hoàn cầu xác nhận, có một nhà hàng Nhật Bản do khách sạn Nikko Xiamen điều hành. Khi phóng viên điện thoại tới nhà hàng, một nhân viên nói rằng không hề biết về video gây xôn xao trên Weibo và cho biết, nhà hàng sẽ có phản hồi về vụ việc. 

Video đã dẫn đến các cuộc tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Video với hashtag "Cô gái mặc kimono tới xét nghiệm axit nucleic ở Hạ Môn" thu hút 340 triệu lượt xem và hơn 20.000 lượt thảo luận từ cư dân mạng. 

Một số ít cư dân mạng đồng tình với việc làm của các tình nguyện viên, nhưng hầu hết chỉ trích hành động này, cho rằng quan điểm bị nâng cao thái quá về trang phục của cô gái. 

"Ở Nhật Bản, có một số cửa hàng dành cho người Trung Quốc. Nhân viên ở đó mặc Hán phục - trang phục truyền thống của người Trung Quốc thời xưa - để thu hút khách Trung Quốc. Tại một số nhà hàng Nhật Bản ở Trung Quốc, các nhân viên cũng mặc kimono. Trong trường hợp này, dù tình huống có là gì thì cô gái cũng không đáng bị chỉ trích", một cư dân mạng bình luận. Bình luận này nhận được 113.000 lượt thích. 

Một số cư dân mạng nhanh mắt phát hiện ra phần bảng tên trên bộ kimono của cô gái và đoán rằng cô làm việc cho một nhà hàng Nhật Bản, kimono là đồng phục ở đây. 

"Cô ấy có thể là nhân viên của một nhà hàng Nhật Bản", một người nêu ý kiến. 

Một cư dân mạng khác lên tiếng khuyên mọi người không nên phân biệt hay chối bỏ văn hóa của nước khác. "Chúng ta chẳng phải vẫn đang lái những chiếc ô tô do Nhật Bản sản xuất hay sao?"

Một số khác nhắc nhở mọi người không nên bị kích động bởi một số thành phần muốn gây rắc rối. 

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: 11 tượng Phật nghìn năm mất đầu, nhiều quan chức bị trừng phạt

Theo quan chức địa phương, tổng cộng có 23 tượng Phật cổ bị đánh cắp hoặc không còn nguyên vẹn ở khu vực tây nam Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Thời báo Hoàn cầu ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN