TQ: Bí mật giúp công trình thủy lợi 2.200 năm tuổi trụ vững trước dòng nước lũ
Từ năm 256 - 251 trước công nguyên, tấn công nhà Chu được xem là nhiệm vụ cuối cùng giúp nhà Tần thống nhất toàn bộ Trung Hoa, kết thúc thời kỳ Chiến Quốc.
Đô Giang Yển – công trình thủy lợi hơn 2.000 năm vẫn hoạt động tốt (ảnh: Sohu)
Sau cải cách biến pháp của Thương Ưởng, nhà Tần đã trở nên hùng mạnh hơn so với những nước chư hầu còn lại. Tần xác định vùng đất Thành Đô có ý nghĩa chiến lược trong việc tiêu diệt nước Sở - một nước chư hầu lớn lúc bấy giờ.
Lý Băng – một vị quan am hiểu thiên văn, địa lý – đã được Tần Chiêu Tương Vương (ông cố của Tần Thủy Hoàng) cho giữ chức khâm sai Thành Đô, Tứ Xuyên để phát triển kinh tế nơi đây.
Thời bấy giờ, muốn phát triển kinh tế, nông nghiệp phải đi đầu. Muốn phát triển nông nghiệp, thủy lợi là quan trọng nhất.
Qua khảo sát địa hình, Lý Băng quyết định xây dựng hệ thống thủy lợi Đô Giang Yển trên dòng sông Mân Giang để vừa có nước tưới tiêu cho đồng ruộng Thành Đô vừa ngăn lũ hằng năm trên dòng sông này.
Đáng nói, thời đó, dòng Mân Giang còn chưa chảy vào địa phận Thành Đô.
Công trình thủy lợi Đô Giang Yển được tạo nên bởi một hệ thống tương đối phức tạp nhằm chia dòng nước của Mân Giang – nhánh lớn nhất của sông Dương Tử.
Đô Giang Yển có một cấu trúc được gọi là “miệng cá”, chia nước thành 2 dòng “Phi Sa” và “Bảo Bình Khẩu”. Trong đó, “Bảo Bình Khẩu” là cửa cho nước vào đồng ruộng.
Để thực hiện công trình này, Lý Băng còn phải vận động người dân đào một kênh dẫn nước xuyên qua núi. Khi gặp những tảng đá cứng, ông đã nghĩ ra mẹo dùng lửa để đốt nóng đá rồi dùng nước làm lạnh đột ngột, khiến đá tự nứt vỡ.
Dòng kênh từ Đô Giang Yển chảy vào Thành Đô (ảnh: Sohu)
Đô Giang Yển cùng kênh Trịnh Quốc ở Thiểm Tây và kênh Linh Cừ ở Quảng Tây được xem là 3 dự án thủy lợi lớn nhất Trung Quốc dưới thời nhà Tần.
Ngày nay, Đô Giang Yển vẫn là hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho hơn 40 huyện của tỉnh Tứ Xuyên với 23 triệu người. Công trình này đã tồn tại được hơn 2.200 năm và vẫn hoạt động tốt.
Đô Giang Yển là hình mẫu thủy lợi đáng học hỏi. Sở dĩ công trình này tồn tại được hàng ngàn năm là bởi nó được xây dựng thuận theo tự nhiên. Nước vẫn được cung cấp cho con người nhưng các hệ sinh thái của sông vẫn tiếp diễn như thường lệ.
Đô Giang Yển khác hoàn toàn so với những con đập ngăn nước cỡ lớn ở Trung Quốc.
Thời Tam Quốc, Thừa tướng Thục Hán là Gia Cát Lượng cũng đặc biệt coi trọng Đô Giang Yển. Ông lập chức quan quản lý công trình này và cử quân đội đến bảo vệ.
Năm 2.000 Đô Giang Yển được được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 11.7 đưa tin, do ảnh hưởng của mưa lớn và nước từ thượng nguồn đổ về,...
Nguồn: [Link nguồn]