TQ bất ngờ giáng đòn Mỹ, trừng phạt hàng loạt quan chức
Ngày 10.8, Trung Quốc tuyên bố các biện pháp trừng phạt đối với 11 nghị sĩ, quan chức và cá nhân tại Mỹ nhằm đáp trả những động thái của Washington sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh mới cho Hong Kong.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio – người từng là đối thủ với ông Trump trong cuộc đua tổng thống (ảnh: Reuters)
“Trung Quốc kiên quyết phản đối và lên án mạnh mẽ sự can thiệp trắng trợn của Mỹ vào các vấn đề ở Hong Kong và công việc nội bộ của Trung Quốc. Điều này vi phạm nghiêm trọng pháp luật và các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên – phát biểu.
Trước đó, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với nhiều quan chức Trung Quốc và cả đặc khu trưởng Hong Kong – bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Theo ông Triệu, để đối phó với các hành động của Mỹ, Trung Quốc đã công bố biện pháp trừng phạt đối với 11 nghị sĩ, quan chức và cá nhân Mỹ có liên quan đến vấn đề Hong Kong, trong đó có các thượng nghị sĩ nổi tiếng như Ted Cruz, Marco Rubio.
“Nguyên tắc một quốc gia hai chế độ của Trung Quốc đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình thực hiện. Trong bối cảnh đe dọa tổn hại an ninh gia tăng, Bắc Kinh phải thực hiện các bước đi nhằm bịt lỗ hổng của pháp luật Hong Kong”, ông Triệu nói.
“Luật an ninh Hong Kong chỉ nhằm trừng phạt một số tội phạm gây nguy hiểm và bảo vệ đa số người dân tuân thủ. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Hong Kong là Hong Kong của Trung Quốc. Các vấn đề Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc và không thế lực nào có thể can thiệp. Chúng tôi kêu gọi Mỹ nhìn nhận lại tình hình và sửa chữa những sai lầm”, ông Triệu nói thêm.
Tuy nhiên, theo nhận xét của hãng tin Bloomberg, tuyên bố trừng phạt các nghị sĩ và quan chức Mỹ của Trung Quốc dường như chỉ mang tính tượng trưng khi không nêu rõ biện pháp nào sẽ được áp dụng. Những nhân vật thân cận, làm việc trong chính quyền tổng thống Trump cũng không bị nhắm tới.
Trong một diễn biến khác, hôm 10.8, Jimmy Lai, trùm truyền thông Hong Kong và là một trong những người chỉ trích Bắc Kinh quyết liệt nhất đã bị bắt giữ theo luật an ninh quốc gia mới với cáo buộc thông đồng với thế lực nước ngoài.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên (ảnh: Hoàn cầu)
Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau của Trung Quốc ủng hộ vụ bắt ông Jimmy Lai, cho rằng cần "trừng trị nghiêm khắc" những người đe dọa an ninh quốc gia.
"Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ cảnh sát đặc khu hành chính Hong Kong bắt Jimmy Lai và bảy người khác, nhấn mạnh rằng mọi sự cấu kết với các lực lượng bên ngoài đều đe dọa an ninh quốc gia. Tình trạng hỗn loạn ở Hong Kong cần bị trừng trị nghiêm khắc theo luật pháp", phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết.
Cũng trong bài phát biểu mới nhất, Trung Quốc tuyên bố nước này cực lực phản đối việc Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar tới thăm chính thức Đài Loan.
“Đài Loan là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung – Mỹ. Hành động của Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc”, ông Triệu nói.
“Trung Quốc kêu gọi Mỹ dừng quan hệ và tổ chức các cuộc tiếp xúc bằng mọi hình thức với Đài Loan”, ông Triệu phát biểu.
Hôm 10.8, Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar đã chính thức gặp lãnh đạo Đài Loan – bà Thái Anh Văn. Đây là cuộc gặp cao cấp nhất giữa Mỹ và Đài Loan kể từ năm 1979.
“Chuyến thăm thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa Mỹ và Đài Loan. Chúng tôi luôn coi là Đài Loan là đối tác quan trọng”, ông Alex Azar nói.
Bà Thái Văn Anh đã gửi lời cảm ơn Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo và ông Alex Azar vì đã “ghi nhận đóng góp của Đài Loan vào nỗ lực đẩu lùi đại dịch toàn cầu, cũng như sự ủng hộ mạnh mẽ của Washington dành cho hòn đảo”.
Ông Alex Azar tới Đài Loan hôm 9.8, được xét nghiệm Covid-19 và đeo khẩu trang.
Một công ty trang sức xa xỉ của Israel đang nghiên cứu và thiết kế chiếc khẩu trang phòng Covid-19 đắt nhất thế giới. Khẩu...
Nguồn: [Link nguồn]