TQ: 5 người chết khi nước lũ tràn về ở Hồ Bắc, điều tồi tệ nhất có thể còn chưa tới

Đợt lũ thứ 3 năm nay trên sông Dương Tử tràn về đã khiến 5 người chết và 1 người mất tích ở tỉnh Hồ Bắc – nơi đập Tam Hiệp được xây dựng.

Đập Tam Hiệp đối mặt thách thức mới trong đợt lũ thứ 3 trên sông Dương Tử (ảnh: Xinhua)

Đập Tam Hiệp đối mặt thách thức mới trong đợt lũ thứ 3 trên sông Dương Tử (ảnh: Xinhua)

Mưa lớn đã ảnh hưởng đến hơn 160.000 người dân ở thành phố Ân Thi, Hồ Bắc và khiến hơn 60.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Chính quyền Ân Thi đã nâng phản ứng đối phó với lũ lụt lên cấp 1 – cấp cao nhất.

Hệ thống giao thông, điện lưới, nước và truyền thông liên lạc ở Ân Thi đang được gấp rút khôi phục.

Trong khi đối phó với đợt lũ thứ 3 trên sông Dương Tử, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cũng cảnh báo về một số đỉnh lũ mới, có thể hình thành trong năm nay, gây thêm khó khăn cho việc kiểm soát lũ đối với đập Tam Hiệp.

"Tình hình kiểm soát và chiến đấu với lũ lụt là nghiêm trọng. Đỉnh lũ mới có thể xuất hiện sau", thông báo từ Bộ Thủy lợi Trung Quốc nhận định. 

Dự báo, đến 14 giờ chiều ngày 28.7 theo giờ địa phương, lượng nước chảy vào hồ chứa Đập Tam Hiệp có thể lên tới 60.0000 m3/giây.

Mực nước tại nhiều nhánh sông phụ cận của Dương Tử cũng vượt quá mức cảnh báo lũ trên 2 mét.

Lúc 10 giờ ngày 27.7 theo giờ địa phương, mực nước tại trạm Từ Khí Khẩu, Trùng Khánh trên sông Gia Lăng (một nhánh của Dương Tử) đã vượt 3 mét so với cảnh báo lũ.

Hàng chục ngôi nhà ở những nơi thấp nhất dọc bờ sông bị ngập lụt. Chính quyền Trùng Khánh tạm thời ra lệnh cấm bơi lội, vận tải trên sông Gia Lăng. Hôm 25.7, có 1 người chết và 2 người mất tích trong mưa lũ tại Trùng Khánh.

Nước lũ trên sông Gia Lăng, đoạn chảy qua thành phố Trùng Khánh (ảnh: Xinhua)

Nước lũ trên sông Gia Lăng, đoạn chảy qua thành phố Trùng Khánh (ảnh: Xinhua)

Ở tỉnh An Huy, tình hình kiểm soát lũ cũng được đánh giá là rất khó khăn. An Huy có tổng cộng 35 con sông, bao gồm cả sông Dương Tử và Hoài Hà.

Từ ngày 2.7, mưa lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến 80 quận trên địa bàn tỉnh An Huy, tác động đến đời sống của gần 4 triệu người, khiến 664.000 người phải sơ tán. Thống kê cho thấy hơn 480.000 ha hoa màu ở An Huy bị thiệt hại.

Để bảo vệ tính mạng và tài sản, chính quyền An Huy đã huy động 187.000 người làm nhiệm vụ tuần tra, gia cố đê trên các con sông, hơn 2.500 “tình huống nguy hiểm” đã được xử lý.

“Chúng tôi kiểm tra các tuyến đê dọc sông Dương Tử suốt ngày đêm. Nếu phát hiện có nước bùn rì ra từ thân đê, chúng tôi phải báo cáo và khắc phục ngay. Bất kỳ lỗ rò nào cũng có thể khiến đê bị vỡ”,  Hu Mingzhe – một người dân ở An Huy – cho biết.

Wang Gengchen – chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc – cho rằng, đập Tam Hiệp chắc chắn sẽ kiểm soát tốt đợt lũ thứ 3 trên sông Dương Tử.

Theo lệnh điều phối mới nhất từ Ủy ban sông Dương Tử, nhằm giảm áp lực, đập Tam Hiệp sẽ xả lũ ở mức 38.000 m3/giây.

Từ ngày 18.7, đập Tam Hiệp đã có 9 lần điều chỉnh mức xả lũ. Hôm 25.7, mực nước trong hồ chứa của đập Tam Hiệp ở mức 158,56 mét, khả năng trữ lũ là 14,1 tỷ mét khối.

Đợt lũ thứ 3 trên sông Dương Tử tràn xuống, đập Tam Hiệp lại “oằn mình” chịu trận

Từ chiều ngày 26.7, đợt lũ thứ 3 ở thượng nguồn sông Dương Tử đã tràn về đập Tam Hiệp. Mực nước và lưu lượng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Tân Hoa Xã ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN