TQ: 4 thành phố dọc sông Dương Tử phát cảnh báo cao nhất, nguy cơ ngập trong nước

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

4 thành phố Trung Quốc dọc sông Dương Tử đã phát đi cảnh báo lũ lụt ở mức đỏ, mức cao nhất với nguy cơ ngập lụt nặng, kèm theo mưa lớn gây lở đất.

Đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử đã hai lần phải xả lũ trong tháng qua.

Đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử đã hai lần phải xả lũ trong tháng qua.

Theo Reuters, cảnh báo đỏ được phát đi từ các thành phố Xianning và Jingzhou ở tỉnh Hồ bắc, thành phố Nanchang và Shangrao ở tỉnh Giang Tây.

Các thành phố này đang đối mặt nguy cơ ngập nặng trong những ngày tới vì nước sông Dương Tử vượt mức báo động. Riêng thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, hôm 7.7 đã ban hành cảnh báo đỏ, mức cảnh báo cao nhất về mưa lũ.

Chính quyền tỉnh Hồ Bắc cho biết mưa lớn những ngày qua làm tê liệt hàng trăm con đường, gây ngập 5 hồ lớn trong khu vực và khiến gần 1.100 hồ chứa bị tràn. Mưa lớn kèm theo sạt lở, lũ quét ảnh hưởng tới cuộc sống của 9 triệu cư dân, khiến 14 người chết và 5 người mất tích, khoảng 17.000 người phải sơ tán.

Ước tính 140 người thiệt mạng hoặc mất tích trong mùa mưa lũ năm nay ở Trung Quốc, truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 10.7 cho biết. Thiệt hại về kinh tế ước tính đã vượt mức 60 tỉ nhân dân tệ (khoảng 8,6 tỉ USD).

Trung Quốc đổ lỗi cho hiện tượng thời tiết bất thường, bao gồm độ ẩm cao từ Biển Đông và Ấn Độ Dương, gây ra mưa lớn liên tục suốt hơn 2 tháng qua. Nhưng về lâu dài, hiện tượng thời tiết cực đoan như trên có thể càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Tháng 6 năm nay, lượng mưa ghi nhận ở Trung Quốc đã vượt mức trung bình năm khoảng 13,5%, theo số liệu chính thức. So với thời điểm năm 1961, lượng mưa ở Trung Quốc đã tăng tới 20%, cơ quan Khí tượng Trung Quốc cho biết.

“Lũ lụt ở miền nam Trung Quốc là kết quả của của hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu”, Liu Junyan, nhà hoạt động của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace cho biết.

“Ở nhiều nơi tại Trung Quốc, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về lượng mưa trong hàng chục năm trở lại đây và kết quả là lũ lụt nghiêm trọng”, ông Liu nói.

Trung Quốc hiện vẫn đang loay hoay tìm phương án đối phó lũ lụt về lâu dài. Đập Tam Hiệp – công trình thủy điện lớn nhất hành tinh, hồi tuần này đã nhận về lượng nước tương đương 53.000 m3/giây từ thượng lưu và chỉ xả lũ tương đương 35.000 m3/giây để giảm thiểu tác động của lũ lụt.

Ở thời điểm hiện tại, mực nước tại hồ chứa của đập Tam Hiệp đã vượt ngưỡng an toàn khoảng 3,5 mét, theo Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc.

Ma Jun, giám đốc của Viện các vấn đề môi trường, đơn vị giám sát các con sông của Trung Quốc, nói cần có phương án xây dựng đô thị chống lũ tốt hơn, có thể hấp thụ một lượng nước lớn.

“Trung Quốc đã chi nhiều tiền của và nguồn lực để xây đập thủy điện, hồ chứa nước để tạo lợi ích kinh tế và chống lũ, nhưng đó không phải là thuốc chữa bách bệnh”, ông Ma nói.

Đập Tam Hiệp: Trường thành chắn lũ hay ”máy” tạo sóng thần?

Theo thông tin mới nhất, ngày 8.7, lưu lượng nước dồn về đập Tam Hiệp đã lên tới 55.000 m3/giây, trong bối cảnh nước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN