Tổng tư lệnh quân đội Myanmar mất cơ hội trở thành Tổng thống như thế nào?

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, thống tướng Min Aung Hlaing đã có nhiều năm chuẩn bị cho kế hoạch để trở thành Tổng thống hợp pháp của Myanmar, nhưng kết quả bầu cử không như kì vọng được coi là nguyên nhân ông phát động đảo chính.

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, tướng Min Aung Hlaing muốn tổ chức bầu cử lại.

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, tướng Min Aung Hlaing muốn tổ chức bầu cử lại.

Tờ Irrawaddy của Myanmar năm 2019 từng đăng bài xã luận, nhận định rằng không thể đánh giá thấp tham vọng trở thành Tổng thống của thống tướng Aung Hlaing.

“Không ai có thể đánh giá thấp ông ấy, chính trị ở Myanmar khó đoán hơn bất kì nơi nào khác trên thế giới”, truyền thông Myanmar từng bình luận.

Tờ Irrawaddy nhắc lại chuyện tướng Aung Hlaing lẽ ra phải về hưu từ năm 2016, sau khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tướng Hlaing năm đó tròn 60 tuổi, độ tuổi nghỉ hưu theo luật ở Myanmar.

Ở thời điểm đó, đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi mong muốn tướng Aung Hlaing tự nguyện về hưu. Nhưng Tổng tư lệnh quân đội Myanmar muốn làm thêm nhiệm kỳ nữa.

Tổng thống Myanmar khi đó là U Htin Kyaw ban đầu không chấp thuận, dẫn đến những căng thẳng giữa tướng Aung Hlaing và phe NLD. Căng thẳng chỉ lắng xuống khi chính quyền nhượng bộ để tướng Aung Hlaing nắm quyền Tổng tư lệnh thêm 5 năm.

Đến năm 2019, có những dấu hiệu cho thấy tướng Aung Hlaing bắt đầu vận động hành lang với mong muốn trở thành Tổng thống. Trong suốt nhiều tuần, tướng Aung Hlaing khiến nhiều người phải chú ý.

Ông đến thăm người ủng hộ, gặp gỡ các tổ chức tôn giáo ở các thành phố lớn như Mandalay Yangon và có nhiều lần phát biểu trước đám đông.

Những động thái chưa từng có tiền lệ này được so sánh giống như các cuộc vận động tranh cử. Ảnh hưởng của tướng Aung Hlaing là không nhỏ ở Myanmar, khi ông từng sở hữu tài khoản Facebook với 1,3 triệu người theo dõi. Năm 2018, Facebook đã khóa tài khoản của tướng Aung Hlaing vì cáo buộc "xâm phạm nhân quyền".

Tướng Aung Hlaing đã rất tích cực vận động trước cuộc bầu cử tháng 11.2020.

Tướng Aung Hlaing đã rất tích cực vận động trước cuộc bầu cử tháng 11.2020.

Trước cuộc bầu cử tháng 11.2020, các nhà phân tích dự đoán, đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) thân quân đội Myanmar chỉ cần giành 26% ghế trong Quốc hội.

Phe quân đội do tướng Aung Hlaing lãnh đạo luôn có 25% số ghế trong Quốc hội Myanmar nhờ Hiến pháp sửa đổi năm 2008. UNếu USDP giành được 26%, kết hợp với phe quân đội thì liên minh sẽ có 51% số ghế trong Quốc hội, đủ để tướng Aung Hlaing có số phiếu bầu cần thiết đắc cử Tổng thống.

Theo tờ Irrawaddy, đối với tướng Aung Hlaing, trở thành Tổng thống sẽ giúp ông dập tắt những chỉ trích của dư luận trong nước và quốc tế, về vai trò của ông trong cuộc đàn áp người thiểu số Rohingya năm 2017. Một khi đắc cử Tổng thống, tướng Aung Hlaing sẽ đặt nền móng vững chắc cho phe quân đội trong chính quyền dân sự ở Myanmmar.

Dưới con mắt của phe quân đội, tướng Aung Hlaing sẽ là người hùng nếu đánh bại đảng NLD của bà Suu Kyi trong một cuộc bầu cử công khai.

Tình hình năm 2019 khá thuận lợi với tướng Aung Hlaing, sức ảnh hưởng của đảng NLD ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số suy giảm. Phe đối lập USDP cũng kì vọng sẽ giành thêm đáng kể số ghế trong Quốc hội.

Nhưng kết quả cuộc bầu cử tháng 11.2020 đã diễn ra theo cách hoàn toàn bất ngờ. Đảng NLD của bà Suu Kyi vẫn giành chiến thắng áp đảo, giành tới 92% số ghế được bầu trong Quốc hội (không tính 25% số ghế mặc định thuộc về phe quân đội).

Sau cuộc bầu cử, phe quân đội của tướng Aung Hlaing cho rằng có gian lận bầu cử, trong đó hơn 8 triệu phiếu bầu cho đảng NLD được cho là “gian lận”.

Đến ngày 1.2, quân đội Myanmar bất ngờ phát động đảo chính, trước khi Quốc hội khóa mới ở Myanmar bắt đầu phiên họp đầu tiên.

Vài ngày sau, tướng Aung Hlaing công khai tuyên bố đảo chính là “không thể tránh khỏi”, sau khi chính quyền dân sự "làm ngơ" với những cáo buộc có gian lận bầu cử.

Tướng Aung Hlaing cũng khẳng định ông làm đúng theo Hiến pháp quy định, bởi Tổng tư lệnh quân đội có quyền kiểm soát đất nước trong trường hợp khẩn cấp.

Ông Aung Hlaing cũng tuyên bố Myanmar sẽ tổ chức bầu cử lại sau một năm, đảm bảo một cuộc bầu cử “tự do và công bằng”.

Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar lên tiếng về cuộc chính biến

Tướng Min Aung Hlaing nói việc quân đội lên nắm chính quyền là “điều không tránh khỏi” sau nhiều lần đề nghị chính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN