Tổng thống quốc gia láng giềng cầu cứu, liên minh Nga dẫn đầu đem quân hỗ trợ

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev ngày 5.1 đã cầu cứu Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) trong bối cảnh tình hình bạo loạn có dấu hiệu vượt tầm kiểm soát, khi chỉ trong vài ngày có 8 cảnh sát và vệ binh quốc gia thiệt mạng, hơn 300 người khác bị thương.

Xe bọc thép xuất hiện trên đường phố Kazakhstan.

Xe bọc thép xuất hiện trên đường phố Kazakhstan.

CSTO là liên minh quân sự bao gồm 6 quốc gia thuộc Liên Xô cũ, do Nga dẫn đầu. Các quốc gia trong liên minh có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp khẩn cấp.

Tình hình ở Kazakhstan, quốc gia láng giềng Nga, có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát khi người biểu tình tràn vào phủ tổng thống và văn phòng thị trưởng, châm lửa thiêu rụi. Nguyên nhân bạo loạn được cho là bắt nguồn từ giá nhiên liệu leo thang ở quốc gia Trung Á.

Cảnh sát Kazakhstan đã phải nổ súng vào đám đông biểu tình ở phủ tổng thống. Bộ Nội vụ Kazakhstan thông báo có 8 cảnh sát và vệ binh quốc gia thiệt mạng trong các cuộc đụng độ, cũng như hơn 300 người khác bị thương, không rõ thương vong của dân thường.

Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev sau đó đã cầu cứu liên minh CSTO. Vài giờ sau, hội đồng của CSTO phê duyệt quyết định đưa một số lượng không xác định binh sĩ tới Kazakhstan với lý do gìn giữ hòa bình, theo tuyên bố của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, người hiện đang giữ chức chủ tịch CSTO.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố theo dõi sát sao tình hình ở Kazakhstan, cảnh báo các thế lực bên ngoài về việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia láng giềng.

"Chúng tôi ủng hộ  giải quyết hòa bình các vấn đề trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật và thông qua đối thoại, thay vì bạo loạn và vi phạm pháp luật”, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.

Trước đó, ông Tokayev đã tuyên bố sẽ có biện pháp mạnh nhằm chấm dứt tình trạng bạo loạn, ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 2 tuần trên phạm vi toàn quốc. Người dân bị cấm ra ngoài vào buổi tối, một số khu vực trong các thành phố lớn bị cấm tiếp cận.

Chính phủ Kazakhstan đã giải thể để phản ứng với tình trạng bạo loạn. Hôm 5.1, internet bất ngờ bị cắt ở Kazakhstan, nhưng đến sáng sớm hôm sau, người dân nước này đã có thể truy cập internet trở lại.

Cuộc bạo loạn bắt nguồn khi chính phủ Kazakhstan bất ngờ tăng giá xăng dầu lên gần gấp đôi, khiến người dân phẫn nộ. Ông Tokayev nói bạo loạn do “một nhóm những kẻ khủng bố đứng sau”, được các quốc gia nước ngoài hậu thuẫn. 

Kazakhstan là quốc gia lớn thứ 9 trên thế giới, giáp biên giới Nga ở phía bắc và Trung Quốc ở phía đông, có lượng dầu dự trữ đáng kể.

Mặc dù sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, Kazakhstan vẫn gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân ở một số nơi bị ảnh hưởng đáng kể.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga trải qua khủng hoảng lớn nhất kể từ Thế chiến 2

Trong phần lớn quãng thời gian của năm 2021, Nga tập trung một lượng lớn binh lực giáp biên giới Ukraine, để ngỏ khả năng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN