Tổng thống Putin thừa nhận "hối tiếc" vì không hành động sớm hơn tại Ukraine

Hãng thông tấn Tass đưa tin, trong buổi phỏng vấn gần đây với nhà báo Pavel Zarubin, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đáng lẽ phải bắt đầu các hành động tích cực ở Ukraine sớm hơn, nhưng họ đã cố gắng giải quyết xung đột một cách hòa bình trong một thời gian dài và dựa vào sự trung thực của đối phương.

“Điều duy nhất chúng tôi có thể hối tiếc là chúng tôi đã không bắt đầu các hành động tích cực sớm hơn vì tin rằng chúng tôi đang đang làm việc với những người tử tế", ông Putin nói đồng thời nhấn mạnh rằng các thỏa thuận mà Nga và Ukraine đã đạt được khi đàm phán ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) có thể đã giúp chấm dứt xung đột sớm hơn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận "hối tiếc" vì không hành động sớm hơn tại Ukraine. Ảnh: New York Post

Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận "hối tiếc" vì không hành động sớm hơn tại Ukraine. Ảnh: New York Post

Tổng thống Putin cũng cho biết rằng Nga vẫn lo ngại về triển vọng mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm cả lãnh thổ Ukraine, đồng thời nhắc lại lời hứa trước đó của liên minh này về việc không tiến về phía đông.

“Tất nhiên, chúng tôi lo ngại và vẫn lo ngại về khả năng Ukraine bị lôi kéo vào NATO, bởi vì điều đó sẽ là mối đe dọa đối với an ninh của chúng tôi”, ông Putin nói. Trước đó, Nga từng nhiều lần tuyên bố ngăn Ukraine gia nhập NATO là mục tiêu chính của nước này. Moscow tiến trình hướng Đông của khối quân sự này là một trong những mối đe dọa an ninh nghiêm trọng.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev vào tháng 7/2023 đã từng đưa ra nhận định rằng xung đột ở Ukraine có thể kéo dài mãi mãi để nước này không thể trở thành thành viên NATO. "Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản - loại bỏ nguy cơ từ việc Ukraine trở thành thành viên NATO. Và chúng tôi sẽ đạt được, không bằng cách này thì cách khác", ông Medvedev cho biết trong bài viết đăng trên công báo Rossiiskaya Gazeta.

NATO có nguyên tắc không kết nạp quốc gia đang trong xung đột vào liên minh vì vậy cuộc xung đột ở Ukraine có thể kéo dài "vĩnh viễn" để Ukraine không thể gia nhập khối quân sự này. Trong khi đó, Ukraine coi tư cách thành viên NATO là mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại vào năm 2017. Vào mùa thu năm 2022, Kiev chính thức nộp đơn xin gia nhập khối quân sự này sau khi 4 khu vực cũ của Ukraine bỏ phiếu gia nhập Nga thông qua các cuộc trưng cầu dân ý.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tháng 11/2023 thừa nhận nước này có thể sẽ không bao giờ gia nhập NATO. “Chúng tôi không biết mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào… Không ai có thể trả lời chắc chắn điều đó. Hoặc Ukraine sẽ ở trong NATO, hoặc sẽ không ở trong NATO", ông Zelensky nói.

Thời điểm trên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Ukraine có thể trở thành thành viên của NATO “khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”. Ukraine hiện đang đi đúng hướng trên con đường trở thành thành viên NATO cũng như Liên minh châu Âu với quá trình gia nhập đang bắt đầu.

Nga có quan điểm riêng về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/2 cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Uyên (Theo Tass) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN