Tổng thống Mỹ Biden lên các phương án với Ukraine sau khi hết nhiệm kỳ

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thực hiện những nỗ lực vào phút chót để củng cố sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine, đề phòng khả năng ông Donald Trump có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky. (Ảnh: CNN)

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky. (Ảnh: CNN)

Cảm thấy chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Ukraine sẽ bị đe dọa nếu ông Trump thắng cử, tháng 6 năm nay, Tổng thống Biden đã ký cam kết an ninh kéo dài 10 năm để duy trì hỗ trợ quân sự cho Kiev.

Nhưng, khi chỉ còn vài tuần nữa là hết nhiệm kỳ và đối mặt với khả năng ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông Biden đang cố gắng sắp xếp để Ukraine vẫn được hỗ trợ sau khi ông rời Nhà Trắng.

Ông Trump là một người khó đoán trong chính sách đối ngoại, vì thế rất khó khẳng định ông sẽ làm gì với Ukraine nếu trở lại cầm quyền.

Có những dấu hiệu không tốt cho Ukraine. Ông Trump có vẻ muốn xoa dịu Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông cũng đã công khai chỉ trích Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky, nhưng vẫn gặp nhà lãnh đạo này nhân dịp ông đến Mỹ gần đây.

Các quan chức Mỹ và Liên minh châu Âu bày tỏ lo ngại ông Trump sẽ ngừng tài trợ cho Ukraine và thậm chí ép ông Zelensky chấp nhận lệnh ngừng bắn và từ bỏ lãnh thổ cho Nga. Vì thế, ông Biden cảm thấy cần có chính sách để phòng ngừa điều này.

Duy trì sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine cũng sẽ rất tốt cho Phó Tổng thống Kamala Harris nếu bà chiến thắng trong cuộc bầu cử. Ông Biden muốn để lại cho bà Harris một nền tảng chính sách vững chắc để có được vị thế tốt nhất nhằm kết thúc cuộc xung đột.

Tổng thống Mỹ Biden chắc chắn cũng muốn để lại di sản. Ông đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình để phấn đấu trở thành tổng thống và từng hy vọng có nhiệm kỳ thứ hai. Tiến triển vào phút chót về vấn đề Ukraine sẽ là một chiến thắng cuối nhiệm kỳ đáng nhớ.

Với mong muốn đó, Tổng thống Biden đang áp dụng cách tiếp cận hai hướng đối với Ukraine. Đầu tiên, ông muốn đưa ra tuyên bố mạnh mẽ và công khai rằng Mỹ sẽ sát cánh cùng Ukraine. Nền tảng để thực hiện điều này là cuộc gặp cấp cao tại Nhà Trắng vào tuần trước giữa Tổng thống Biden, Phó Tổng thống Harris và Tổng thống Zelensky.

Ông Biden đang cố gắng chứng minh Ukraine vẫn là "ưu tiên hàng đầu" đối với Mỹ và muốn tạo ra kỳ vọng về sự ủng hộ của Mỹ dành cho Kiev trong tương lai.

Thứ hai, lập trường công khai của ông Biden đang được thể hiện bằng viện trợ. Ông gần đây công bố một đợt tăng viện trợ an ninh cho Ukraine bằng gói 8 tỷ USD.

Khoản tiền này sẽ cung cấp vũ khí mới để tăng cường năng lực tấn công tầm xa của Ukraine. Gói viện trợ này cho thấy Tổng thống Biden đang cung cấp cho Kiev năng lực tấn công nhiều hơn phòng thủ tầm ngắn thuần túy, dù Washington vẫn chưa cho phép Ukraine tấn công vào đất Nga bằng các tên lửa tầm xa mà họ cung cấp.

Gói này cũng bao gồm Sáng kiến ​​Hỗ trợ An ninh Ukraine. Chương trình cho phép Chính phủ Mỹ mua vũ khí cho Ukraine từ các công ty bên ngoài mà không cần lấy từ kho dự trữ của Mỹ.

Ông Biden đã yêu cầu Bộ Quốc phòng sử dụng toàn bộ tiền hỗ trợ an ninh đã phân bổ cho Ukraine vào cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông, để đảm bảo số tiền này thực sự được chuyển đến Ukraine, phòng trường hợp bất kỳ người kế nhiệm nào cố gắng thay đổi việc phân bổ hoặc chuyển hướng tài trợ.

Giai đoạn "vịt què"

Sau khi cuộc bầu cử ngày 5/11 kết thúc, ông Biden vẫn sẽ tại nhiệm đến khi tổng thống mới nhậm chức vào tháng 1/2025. Khoảng thời gian 2 tháng này được gọi là giai đoạn “vịt què", nhưng đôi khi các tổng thống vẫn có thể thúc đẩy những quyết định chính sách quan trọng trong vài tuần nắm quyền cuối cùng.

Cuộc gặp gần đây của ông Biden và bà Harris với ông Zelensky được nói là đã phác thảo "kế hoạch chiến thắng", nhằm đưa ra giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột. Nhưng không rõ nỗ lực nhằm thúc đẩy Nga tiến đến một thỏa thuận hòa bình theo cách mà Ukraine coi là công bằng sẽ thay đổi tình hình như thế nào, cụ thể hơn là ông Biden có thể làm gì về vấn đề này trong thời gian ngắn còn lại của mình.

Ông Biden có thể xây dựng dựa trên các chính sách đã có nhưng ông sẽ không thể đưa ra bất kỳ giải pháp triệt để nào cho cuộc xung đột.

Và một giải pháp triệt để là điều cần thiết ở Ukraine. Thực tế là những nỗ lực về chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden luôn được Ukraine hoan nghênh, nhưng chúng chưa bao giờ đủ để mang lại giải pháp.

Ukraine có thái độ tích cực về cam kết viện trợ mới của Tổng thống Biden, nhưng điều này không thể là bức tường lửa chống lại khả năng ông Trump sẽ thay đổi. Cuối cùng, ông Biden sẽ chẳng làm gì hơn ngoài việc chắp tay cầu nguyện cho Ukraine khi ông bước ra khỏi cửa Nhà Trắng.

Trong bối cảnh giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine “mờ mịt” sau hơn 2 năm rưỡi xung đột, Ukraine vẫn ra sức kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - AT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN