Tổng thống Haiti bị chính vệ sĩ của mình sát hại?

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra xung quanh vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise tại dinh thự riêng ở thủ đô Port-au-Prince tuần trước.

Cảnh sát và các chính trị gia Haiti tuyên bố rằng nhóm sát thủ, chủ yếu là người Colombia, đã xông vào dinh thự trên sườn đồi của tổng thống Haiti và bắn chết ông vào khoảng 1 giờ sáng. Cảnh sát trưởng Léon Charles cáo buộc sau vụ tấn công: "Người nước ngoài đến đất nước chúng tôi để giết tổng thống".

Tuy nhiên, các chính trị gia đối lập và phương tiện truyền thông ở Haiti và Colombia hiện nghi ngờ thông tin đó. Ông Steven Benoit, chính trị gia phe đối lập và là cựu thượng nghị sĩ, nói với đài phát thanh Magik9 hôm 9-7: "Tổng thống bị chính vệ sĩ của ông ấy ám sát, không phải do người Colombia".

Tạp chí Colombia Semana trích nguồn giấu tên, cho rằng thay vì ám sát, các cựu binh sĩ Colombia đến Haiti sau khi được thuê để bảo vệ ông Moise, người đã nhận được lời đe dọa trước đó.

Thêm vào đó, tờ El Tiempo dẫn nguồn tin cho biết đoạn phim an ninh từ dinh tổng thống cho thấy cựu binh Colombia đến đây trong khoảng từ 2 giờ 30 phút đến 2 giờ 40 phút sáng ngày 7-7. Nguồn tin cho biết: "Điều đó có nghĩa là họ đến nơi sau khi vụ ám sát Tổng thống Moise xảy ra được một tiếng rưỡi đồng hồ".

Cảnh sát Haiti thông báo nhóm sát thủ chủ yếu là người Colombia. Ảnh: The Guardian

Cảnh sát Haiti thông báo nhóm sát thủ chủ yếu là người Colombia. Ảnh: The Guardian

Ông Paul Raymond, giáo viên 41 tuổi ở Port-au-Prince, tin rằng tổng thống đã bị sát hại bởi các thành viên trong đội an ninh của chính ông. Ông Raymond nói và bày tỏ hoang mang khi không có vệ sĩ nào của Tổng thống Moise bị thương trong vụ tấn công: "Điều này đã được lên kế hoạch bởi những người biết rõ ông ấy và căn biệt thự".

Trong khi đó, cựu nghị sĩ Alfredo Antoine nghi ngờ vụ giết người có liên quan đến các nhà tài phiệt Haiti. Cựu nghị sĩ này tuyên bố: "Họ đã giết ông ấy vì không muốn lợi ích của mình bị tổn hại".

Những tuyên bố mâu thuẫn về vụ ám sát tổng thống và những lời kêu gọi gây tranh cãi từ Bộ trưởng Bộ bầu cử Haiti - Mathias Pierre yêu cầu hỗ trợ an ninh từ Mỹ để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng đã khiến nhiều người dân Haiti nghi ngờ và lo lắng.

Nhóm nghi phạm liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Haiti. Ảnh: Reuters

Nhóm nghi phạm liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Haiti. Ảnh: Reuters

The báo The Guardian, sự hiện diện của một số lượng lớn người nước ngoài trong số những kẻ được cho là giết lãnh đạo Haiti đã khiến nhiều người bị sốc, đặc biệt là ở chính Haiti.

Trên thực tế, lính đánh thuê Colombia đã xuất hiện ở các khu vực chiến sự trên khắp thế giới, bao gồm Yemen, Iraq, Israel và Afghanistan, trong nhiều năm. Nhiều người từng được binh lính Mỹ huấn luyện và sau nhiều năm giao tranh với các nhóm nổi dậy hoặc những kẻ buôn bán ma túy ở Colombia, đã tìm việc làm với các nhà thầu quân sự tư nhân có trụ sở tại Mỹ.

Adam Isacson, giám đốc Văn phòng Washington về Mỹ Latin, nói: "Sau nhiều năm chiến tranh, Colombia rơi vào cảnh khủng hoảng thừa các cựu quân nhân. Nhiều người sang Trung Đông đánh thuê, được trả lương hậu hĩnh hơn cả khi còn phục vụ trong quân đội. Số khác kém may mắn hơn sẵn sàng gia nhập băng đảng ma túy, tham gia các lực lượng bán quân sự. Và làm việc cho kẻ đứng sau vụ ám sát Tổng thống Haiti". Vì vậy, tờ El Tiempo hôm 9-7 viết bài với tiêu đề "Lính đánh thuê Colombia: được đào tạo, giá rẻ và sẵn có".

Tổng thống Haiti bị ám sát: Bắt nghi phạm được cho là ”trùm” nhóm sát thủ

Nghi phạm mới bị bắt giữ là cái tên được nhiều nghi phạm khác nhắc đến khi khai nhận với cảnh sát. Người này được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Tổng thống Haiti bị ám sát Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN