Tổng thống Biden “nhắc nhở” Trung Quốc về biển Đông
Một tuần sau khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đưa ra lời cảnh báo rõ ràng rằng Mỹ chống lại bất kỳ ý định bành trướng nào của Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á, gồm biển Đông.
Trong nhiều cuộc điện đàm và tuyên bố, ông Biden và các quan chức an ninh hàng đầu của mình đã nhấn mạnh sự ủng hộ đối với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, báo hiệu Washington bác bỏ các yêu sách chủ quyền đơn phương của Trung Quốc ở những khu vực tranh chấp.
Hôm 27-1, theo tờ Japan Times, ông Biden nói với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide rằng chính quyền ông cam kết bảo vệ Nhật Bản, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đưa ra tuyên bố chủ quyền.
Tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt. Ảnh: Reuters
Trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin hôm 27-1, tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ bác bỏ các yêu sách hàng hải đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông nằm ngoài khuôn khổ luật pháp quốc tế và đứng về phía các nước Đông Nam Á.
Trước đó, 3 ngày sau khi ông Biden nhậm chức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cảnh báo Trung Quốc về việc đe dọa Đài Loan khi nước này liên tục điều hơn một chục máy bay chiến đấu và máy bay ném bom bay qua vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo.
Những phản ứng của chính quyền ông Biden cho đến nay nhấn mạnh rằng chính quyền mới sẽ không đi chệch khỏi lập trường an ninh cứng rắn đối với Trung Quốc từ thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Trong 3 năm qua, Mỹ không ngừng mở rộng hợp tác quốc phòng với Ấn Độ, quốc gia nhận thấy mối đe dọa quân sự của Trung Quốc ở cả biên giới phía Bắc và các vùng biển ở phía Nam.
Trong cuộc điện đàm hôm 26-1 với Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynolds, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, được thiết lập dựa trên luật pháp và chuẩn mực quốc tế hiện hành trong một khu vực không có hành vi xấu.
Để nhấn mạnh lập trường không thay đổi của Mỹ ở châu Á, hôm 24-1, ngày thứ 4 của chính quyền ông Biden, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bắt đầu thực hiện sứ mệnh tự do hàng hải ở biển Đông, tiếp cận các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý để nhấn mạnh việc Washington bác bỏ các yêu sách đó.
Thêm vào đó, ngay cả khi trọng tâm ban đầu là chiến đấu với đại dịch Covid-19, ông Austin dự kiến chọn châu Á là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của mình.
Máy bay ném bom Mỹ trên biển Đông Chuyên trang theo dõi hoạt động của máy bay quân sự Aircraft Spots hôm 28-1 thông báo trên Twitter rằng trên đường bay đến đảo Guam hôm 25-1, một trong hai máy bay ném bom của Mỹ đã bay qua biển Đông. Cụ thể, hai máy bay B-52 mang số hiệu PEPSI51 và PEPSI52 xuất phát từ căn cứ Barksdale, bang Louisiana và bay đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng máy bay ném bom thuộc không quân Mỹ. Trên đường bay, chiếc PEPSI52 đã tách đội hình và bay vào biển Đông từ phía Nam Philippines trong khi PEPSI51 hạ cánh thẳng xuống căn cứ không quân Andersen trên đảo. Động thái trên diễn ra ngay trước khi Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập ngoài khơi bán đảo Lôi Châu và cùng thời điểm nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang di chuyển trên biển Đông. Đường bay của chiếc máy bay ném bom B-52 mang số PEPSI52 đến biển Đông trước khi đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam hôm 25-1. Ảnh: Twitter |
Nguồn: [Link nguồn]
Ngoại trưởng Philippines tuyên bố đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh thông qua luật cho phép tàu hải cảnh...