Tổng giám đốc WHO: Điều tra thêm về nghi vấn virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus yêu cầu điều tra thêm khả năng virus gây Covid-19 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán ở Trung Quốc và có nhắ rằng Trung Quốc chưa minh bạch dữ liệu.

Sau một thời gian dài chờ đợi, ngày 30-3, WHO công bố bản báo cáo kết quả cuộc điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 do WHO tiến hành tại Trung Quốc hồi tháng 1. Về cơ bản, các chi tiết trong bản báo cáo của WHO không khác nhiều so với các thông tin đã lọt ra trên báo chí trước đây.

WHO đánh giá việc virus lọt ra từ phòng thí nghiệm là "ít có khả năng" và giả thuyết cao nhất hiện nay là virus đã truyền sang người qua một vật chủ trung gian hiện vẫn chưa được xác định.

Về giả thuyết virus SARS-CoV-2 truyền sang người qua một vật chủ trung gian, WHO đánh giá mức độ khả tín của giả thuyết này là từ "có khả năng đến rất có khả năng".

Về kết luận giả thuyết virus SARS-CoV-2 lọt ra từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ ít có khả năng", kết luận này đi ngược lại cáo buộc trong thời gian dài của nhiều chính trị gia và truyền thông phương Tây, như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho rằng Trung Quốc đã để lọt virus SARS-CoV-2 từ phòng thí nghiệm của Viện virus học Vũ Hán, dù không đưa ra được bất cứ bằng chứng khoa học đáng tin cậy.

Chuyên gia Peter Ben Embarek của WHO cầm một biểu đồ cho thấy các con đường lây truyền virus trong cuộc họp báo chung vào cuối cuộc điều tra ở TP Vũ Hán (Trung Quốc) vào ngày 9-2. Ảnh: AP

Chuyên gia Peter Ben Embarek của WHO cầm một biểu đồ cho thấy các con đường lây truyền virus trong cuộc họp báo chung vào cuối cuộc điều tra ở TP Vũ Hán (Trung Quốc) vào ngày 9-2. Ảnh: AP

Ngoài 2 giả thuyết trên, nhóm chuyên gia của WHO cũng đưa ra nhận định về 2 giả thuyết khác, trong đó cho rằng khả năng virus SARS-CoV-2 lây trực tiếp sang người từ vật chủ, nhiều khả năng là dơi, là "có thể và có khả năng", trong khi giả thuyết lây qua thực phẩm đông lạnh là "có thể". Đây vốn là giả thuyết được các nhà khoa học Trung Quốc nhiều lần đề cập.

Trong báo cáo, WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều tra sớm các trường hợp mắc Covid-19 ở các quốc gia khác nhau. Theo đó, các chuyên gia của WHO và Trung Quốc đã "xem xét dữ liệu từ các nghiên cứu đã được công bố từ các quốc gia khác nhau cho thấy Covid-19 đã xuất hiện từ sớm. Các phát hiện cho thấy "một số mẫu nghi ngờ dương tính với Covid-19 đã được phát hiện thậm chí còn sớm hơn trường hợp đầu tiên ở Vũ Hán".

Trong cuộc họp báo với các quốc gia thành viên của WHO về báo cáo nguồn gốc Covid-19 ngày 30-3, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Mặc dù nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng rò rỉ trong phòng thí nghiệm là giả thuyết ít có khả năng xảy ra nhất nhưng vấn đề này phải điều tra thêm".

Người đứng đầu WHO cũng bày tỏ quan ngại nhóm chuyên gia quốc tế gặp khó khăn trong việc truy cập dữ liệu thô trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: "Tôi mong đợi thêm nhiều nghiên cứu hợp tác trong tương lai bao gồm việc chia sẻ dữ liệu kịp thời và toàn diện hơn".

Tuyên bố này cùng với việc cho rằng Trung Quốc chưa minh bạch dữ liệu về Covid-19 của ông Tedros cũng gây ngạc nhiên cho báo chí phương Tây khi lâu nay người đứng đầu WHO được cho là quá thân với Trung Quốc. 

Phản ứng của TQ với bản báo cáo nguồn gốc Covid-19 của WHO

Trong khi 14 quốc gia bao gồm Mỹ và Anh bày tỏ “quan ngại” về báo cáo nguồn gốc Covid-19 do WHO công bố, Trung Quốc có động...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN