Tôm hùm đất trở thành món ăn khoái khẩu của người TQ như thế nào?
Loài giáp xác màu đỏ du nhập vào Trung Quốc từ người Nhật, vốn chỉ nuôi làm cảnh. Sau Thế chiến 2, tôm hùm đất bắt đầu trở thành món ăn được người Trung Quốc ưa thích.
Ngành công nghiệp nuôi tôm hùm đất ở Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tôm hùm đất đã thể hiện chỗ đứng của mình trên bàn ăn ở Trung Quốc. Nuôi tôm hùm đất lấy thịt đã trở thành ngành hái ra tiền ở Trung Quốc, với tổng giá trị năm 2018 tăng 80% so với năm trước, lên tới 268,5 tỷ nhân dân tệ (38,6 tỷ USD).
Sản lượng tôm hùm đất ở Trung Quốc đã nhảy vọt từ 265.000 tấn vào năm 2007 lên 850.000 tấn vào năm 2016, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Bắc Kinh hiện là nhà xuất khẩu tôm hùm đất lớn nhất thế giới.
Người Trung Quốc ăn 90% lượng tôm hùm đất được tiêu thụ toàn cầu. Hai thị trường xuất khẩu tôm hùm đất đông lạnh của Trung Quốc là Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phi.
Cảnh tượng người Trung Quốc xem World Cup, tay cầm cốc bia và nhậu với tôm hùm đất là điều được nhìn thấy trên khắp đất nước.
Tuy nhiên, tôm hùm đất được coi là kẻ thù của nông dân trồng lúa vì chúng sẽ gây ra tai họa nếu sinh sôi lúc cây lúa đang phát triển. Ruộng đồng bị loài giáp xác phá hoại khiến nông dân không thể trồng trọt. Tôm hùm đất sinh trưởng không kiểm soát trong tự nhiên có thể phá hủy hệ sinh thái, khiến các loài sinh vật và thủy sinh bản địa biến mất.
"Có một truyền thuyết rằng người Nhật Bản đưa tôm hùm đất tới Trung Quốc để gây hại cho nông dân trồng lúa Trung Quốc ở Giang Tô, vì chúng ăn rễ cây trồng", Sidney Cheung, giáo sư Đại học Trung Quốc Hong Kong, người đã dành hơn 15 năm nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản ở khu vực ven biển, nói.
Theo giáo sư Cheung, người Nhật Bản không cố tình đem tôm hùm đất vào Trung Quốc. “Con tôm hùm đất đầu tiên được nhìn thấy ở Trung Quốc là tại một hồ nước gần sân bay ở Nam Kinh. Các gia đình người Nhật đã bỏ lại tôm hùm đất khi họ rời Trung Quốc sau chiến tranh”.
Tôm hùm đất được người Trung Quốc chế biến làm nhiều món ăn khác nhau.
Tôm hùm đất du nhập vào Nhật Bản sớm hơn, để làm thức ăn cho một số loài nhập khẩu khác như ếch Nam Mỹ, loại thịt được người Nhật đánh giá cao vì ít béo, giàu đạm và dễ nuôi.
"Con ếch ăn thịt tôm hùm đất khi con tôm lột xác, vỏ còn mềm", ông nói. Hai loài vật này nằm trong những loài được đưa tới Nhật từ phương Tây thời Minh Trị. Lợn và cá hồi là hai sinh vật khác du nhập vào Nhật Bản để cải thiện chế độ ăn uống của người Nhật.
Giáo sư Cheung nói người Trung Quốc huyện Xuyi, gần Nam Kinh, tỉnh Giang Tô rất thích tôm hùm đất. “Tôi đến đó vài lần từ năm 2011-2015. Có bảo tàng tôm hùm đất ở đó, lễ hội tôm hùm đất và cả cuộc thi nấu tôm hùm đất”.
Một cặp vợ chồng chiến thắng nhờ nấu món tôm hùm đất với 13 loại gia vị khác nhau và món ăn đó đã trở nên nổi tiếng, giáo sư Cheung nói. Theo giáo sư Cheung, trước năm 1980, người dân tỉnh Giang Tô không thích tôm hùm đất bởi nó do người Nhật đem đến. Nhưng tình hình khó khăn giai đoạn đó đã khiến người Trung Quốc ăn tôm hùm đất và bắt đầu nuôi loài vật này.
Ở Trung Quốc, tôm hùm đất đã thể hiện chỗ đứng vững chắc của mình trên bàn ăn. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tôm hùm đất tạo ra thức ăn phục vụ 5,2 triệu nông dân, đầu bếp, phục vụ và nhà hàng Trung Quốc, thúc đẩy GDP ở nhiều nơi.
Giáo sư Cheung nói tôm hùm đất được nhiều người ở Louisiana, Mỹ, xem là một biểu tượng sức mạnh vì chúng trốn vào bùn đất để bảo vệ bản thân, theo SCMP.
"Vài trăm năm trước, những người Canada nói tiếng Pháp di cư sang miền nam nghèo nước Mỹ đã bắt đầu ăn tôm hùm đất. Họ bỏ đầu, nấu cùng vụn bánh mỳ và gia vị thành món súp. Đây là món ăn truyền thống phổ biến", Cheung nói.
Tôm hùm đất có nguồn gốc từ bang Lousiana, Mỹ.
Mặc dù vậy, người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới đã từng phải nếm trải cơn ác mộng mà tôm hùm đất đem lại. Ngay tại Mỹ, tôm hùm đất sinh sôi ở bang Michigan từng khiến giới chức bang phải đau đầu, vì chúng đe dọa đến các nhà máy thủy điện đặt ở đây.
Tại châu Phi, tôm hùm đất từng xâm chiếm các khu vực hồ nước và những nơi có nước khác ở Kenya, Rwanda, Uganda, Egypt, Zambia và cả Nam Phi.
“Tôm hùm đất đi đến đâu, chúng quét sạch các sinh vật và cây trông ở vùng ẩm ướt đến đó. Chúng gây ra mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng “, Geoffrey Howard, chuyên gia về sinh vật xâm lấn tại tổ chức Bảo vệ Môi trường Quốc tế (IUCN), nói.
Tại Việt Nam, Thông tư liên tịch số 27 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường nêu rõ, tôm hùm đất được xếp vào nhóm ngoại lai có khả năng xâm hại, không được sản xuất, kinh doanh.
Mới đây nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã gửi công văn hoả tốc yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát loài tôm hùm này, có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt khi phát hiện có phát tán ra môi trường.
Tôm hùm đất mới đây du nhập ồ ạt vào Việt Nam với giá rẻ, nhưng đây là sinh vật xâm lấn hết sức nguy hiểm, từng...