Tộc người cuối cùng sống trong hang ở Trung Quốc
Tộc người Miêu (Miao) ở Trung Quốc ngày nay vẫn bám trụ trong các hang động, kiên quyết không chịu rời đi dù chính quyền đã có những động thái kiên quyết.
Toàn cảnh hang động nơi tộc người Miêu sinh sống ở Trung Quốc.
Theo New York Times, khi những kẻ cướp có vũ trang đổ dồn đến khu vực vùng núi hẻo lánh ở phía tây nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, vào thời xảy ra nội chiến (1927-1950), những người thiểu số dân tộc Miêu rút về sống trong các hang động lớn.
Họ vẫn ở đó đến tận ngày nay, dù Trung Quốc đã được thống nhất hoàn toàn và tình trạng hỗn loạn chấm dứt.
Đây được coi là khu vực nghèo đói nhất ở Trung Quốc. Cách duy nhất để tiếp cận khu vực này là đi bộ khoảng một giờ đồng hồ thông qua một con đường mòn xuyên núi.
Tộc người cuối cùng sống trong hang ở Trung Quốc.
Trong vòng 20 năm qua, ngôi làng đã dần thu hẹp khoảng cách với bên ngoài, với sự xuất hiện của những du khách ưa khám phá. Họ đến đây với sự tò mò về nơi mà truyền thông địa phương mô tả là hang động cuối cùng ở Trung Quốc có người cư trú.
Người dân tộc Miêu kiếm thêm thu nhập bằng cách mở dịch vụ nghỉ ngơi cho du khách. Để thu hút người dân rời hang động, chính quyền địa phương đã xây khu tái định cư gần đó.
Nhưng chỉ có 5 gia đình đồng ý di dời dù chính quyền còn cấp cho mỗi người 60.000 nhân dân tệ (khoảng 9.500 USD) để bắt đầu cuộc sống mới.
Người dân ở đây quyết không chịu rời đi, dù Trung Quốc đã thống nhất được gần 7 thập kỷ.
18 gia đình còn lại kiên quyết bám trụ ở hang động với chiều rộng tương đương 4 sân bóng đá. Họ nói rằng những ngôi nhà mới quá nhỏ và sợ mất đất canh tác.
Người dân tộc Miêu ở lại hang động vì chỉ có ở đây, họ mới độc quyền quản lý các hoạt động du lịch. Đa số những người già không biết tiếng Quan Thoại nên họ lo sợ sẽ bị cô lập khi ra ngoài sống. Dân làng cũng phụ thuộc vào vùng đất gần hang động để trồng cây lương thực và hoa màu.
Trong khi đó, chính quyền nói dân làng nên chuyển đi để có thể giám sát ngôi làng một cách dễ dàng hơn, vì tộc người thiểu số này được đưa vào danh sách cộng đồng cần được bảo vệ.
Hang động nơi dân làng sinh sống cách con đường chính khoảng một giờ đi bộ xuyên núi.
Chính quyền địa phương cũng lo ngại về việc dân làng sống trong hang không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế một cách tốt nhất.
Trong những năm 1980, những người bên ngoài ghé thăm làng đa phần là quan chức địa phương đến để kiểm tra việc thực hiện chính sách một con. Thay đổi lớn nhất trong lịch sử hang động là việc có điện vào năm 2002.
Đây là công sức của doanh nhân Mỹ giàu có tên Frank Beddor. Ông đến đây lần đầu năm 2002, quay trở lại một vài lần sau đó, quyên góp hàng chục nghìn USD để đưa điện về dân làng sống trong hang.
Hệ thống cáp treo dẫn đến hang động bị bỏ hoang vì dự án thiếu vốn.
Ngoài việc đưa điện đến làng, ông Beddor còn xây dựng một ngôi trường và một nhà tắm công cộng, cung cấp gia súc gia cầm và nhiều hỗ trợ khác cho người dân.
Nhưng vào năm 2011, trường học bị đóng cửa bởi chính quyền muốn dân làng đưa trẻ em đến trường học cùng với các cư dân khác sống trong vùng. Ngôi trường này cách xa hang động khoảng 2 giờ đi bộ.
Ông Beddor qua đời ở tuổi 83 vào năm 2007. Mối liên hệ giữa ông và dân làng cho đến nay vẫn còn là bí ẩn. Nhiều dân làng vẫn nhớ những lần ông đến thăm họ.
Dân làng sống trong hang động lần đầu được dùng điện vào năm 2002.
Vương Tề Tài, 39 tuổi, nói những người trẻ của làng ngày nay có thể đến các thành phố lớn làm công nhân. Nhưng nhiều người đã quay về đây để xây dựng gia đình.
Bởi họ cảm thấy sống trong hang động “mới đúng là nhà”. "Thời tiết trong hang thật sự tuyệt vời. Như ở thiên đường vậy", Vương nói.
Họ có thể lặn sâu tới 60 mét nhờ một bộ phận trên cơ thể có kích thước to hơn 50% so với người thường.