Toan tính của ông Putin khi công nhận độc lập, đưa quân vào vùng ly khai Ukraine?

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập, đưa quân vào vùng ly khai Ukraine là bước đi leo thang căng thẳng mới, nhưng chưa vượt “ranh giới đỏ” mà Mỹ và phương Tây đã đặt ra.

Ông Putin ký sắc lệnh công nhận vùng ly khai ở miền đông Ukranie là nhà nước độc lập.

Ông Putin ký sắc lệnh công nhận vùng ly khai ở miền đông Ukranie là nhà nước độc lập.

Sau cuộc họp bất thường với Hội đồng An ninh quốc gia Nga vào rạng sáng ngày 22.2 (giờ Việt Nam), ông Putin đã ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) ở vùng Donbass, miền đông Ukraine. 

Ông Putin sau đó ra lệnh cho Bộ Quốc phòng Nga đưa quân tới vùng ly khai ở miền đông Ukraine với mục đích “gìn giữ hòa bình” và chỉ đạo Bộ Ngoại giao thiết lập quan hệ với DPR và LPR.

Ông Putin đưa ra quyết định không lâu sau khi lãnh đạo DPR và LPR khẩn thiết yêu cầu Nga công nhận độc lập và hỗ trợ quân sự, cũng như nhân đạo, trong bối cảnh xung đột ở miền đông Ukraine leo thang lên mức cao nhất kể từ năm 2015.

Đã đến lúc Nga cần hành động cứng rắn

Trong bài phát biểu toàn quốc, ông Putin nói Nga đã cố gắng suốt 8 năm qua để theo đuổi các giải pháp hòa bình ở miền đông Ukraine, bao gồm việc ký thỏa thuận ngừng bắn Minsk với Ukraine, Pháp và Đức.

Ông Putin nói Ukraine không tôn trọng thỏa thuận, không muốn tìm kiếm giải pháp hòa bình mà muốn dùng vũ lực nhằm đè bẹp phe ly khai. Hành động này của Ukraine đe đọa trực tiếp đến đời sống của người dân Nga, cũng như cộng đồng người nói tiếng Nga ở vùng Donbass.

Theo giới quan sát Nga, Ukraine đang chuẩn bị một cuộc tổng tấn công chớp nhoáng ở vùng Donbass. Giới chức Ukraine đã lên tiếng bác bỏ điều này.

Paul Craig Roberts, cựu trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhận định trên báo Nga Sputnik, rằng động thái mới cho thấy ông Putin đã hết kiên nhẫn sau 8 năm cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng Donbass và "việc đàm phán với Mỹ, NATO, EU đến nay vẫn không có kết quả”.

“Ông Putin đã quá kiên nhẫn trong suốt 8 năm qua, thậm chí phải trả giá bằng mạng sống của người dân ở miền đông Ukraine. Hôm nay, ông Putin đã hết kiên nhẫn và tôi không nghĩ rằng Nga sẽ tiếp tục kiên nhẫn với phương Tây trong tương lai”, ông Roberts nhận định. 

Theo ông Roberts, bằng cách công nhận độc lập của DPR và LPR, ông Putin khiến Mỹ và các đồng minh khó dùng vấn đề Ukraine và cuộc xung đột ở miền đông làm chiêu bài chống lại Moscow.

Tháng 12.2021, ông Putin đưa ra một loạt các đề xuất an ninh với Mỹ và NATO, bao gồm hai yêu cầu chính là Ukraine không được phép gia nhập NATO, cũng như NATO phải rút lực lượng và vũ khí tầm xa khỏi các quốc gia ở Đông Âu.

Ông Putin nói Nga đã làm mọi cách để theo đuổi con đường hòa bình ở miền đông Ukraine, nhưng Kiev thì không như vậy.

Ông Putin nói Nga đã làm mọi cách để theo đuổi con đường hòa bình ở miền đông Ukraine, nhưng Kiev thì không như vậy.

Sau một loạt các vòng đàm phán vào tháng 1.2022, Mỹ và NATO đã thể hiện quan điểm không chấp nhận các yêu cầu của Nga, dù vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán.

Tháng 2.2022 là thời điểm Ukraine và Nga trải qua đợt giá rét nhất trong mùa đông năm nay, là “giai đoạn vàng” để Nga có các động thái quân sự. 

Ông Putin có thể cảm thấy cần phải hành động trong giai đoạn này để gia tăng sức ép với Mỹ và phương Tây, từ đó chứng minh rằng Nga “không chỉ cảnh báo suông”.

Chưa vượt ranh giới đỏ

Theo giới quan sát, ông Putin vẫn có thể bảo toàn quan điểm rằng Nga chỉ tự vệ khi đưa quân tới vùng Donbass, chưa vượt ranh giới đỏ mà Mỹ và phương Tây đề ra.

Quân đội Nga xuất hiện ở vùng Donbass có thể sẽ khiến xung đột lắng dịu, bởi quân đội chính phủ Ukraine không muốn leo thang căng thẳng khi nổ súng vào các binh sĩ Nga.

Đây là chiến lược mà ông Putin từng thành công khi áp dụng ở Gruzia năm 2008, khi Moscow công nhận 2 vùng ly khai Nam Ossetia và Apkhazia ở Gruzia.

Ở thời điểm đó, Gruzia đang rất muốn gia nhập NATO, được Mỹ hậu thuẫn nhằm phát động chiến dịch quân sự thu hồi vùng ly khai.

14 năm sau, Gruzia vẫn chưa thể gia nhập NATO, thậm chí còn mất hoàn toàn ảnh hưởng ở 2 vùng ly khai, nơi có hàng ngàn binh sĩ Nga đồn trú làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

Tình cảnh ở Ukraine có thể sẽ rất giống với Gruzia, khi không thể gia nhập NATO trong tương lai và cũng mất ảnh hưởng ở vùng Donbass.

Ông Putin cũng đã toan tính kỹ lưỡng, hành động quân sự ở mức có giới hạn, khiến Mỹ và phương Tây rơi vào thế khó nếu muốn áp đặt các lệnh trừng phạt nặng nề nhất.

Miễn là xe tăng và các binh sĩ Nga không vượt ranh giới do phe ly khai kiểm soát, Mỹ không thể cho rằng “Nga tấn công Ukraine” để có cớ áp đặt lệnh trừng phạt.

Tuy vậy, quyết định của ông Putin cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi Nga đã công nhận độc lập của DPR và LPR, không thể dễ dàng để ông Putin có thể rút lại sắc lệnh đã ký. Làn sóng phản đối Nga ở Ukraine có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới, càng khiến Moscow khó thiết lập mối quan hệ bình thường với Kiev.

Ông Putin công nhận độc lập, ra lệnh đưa quân vào hai tỉnh ly khai Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tiến vào hai tỉnh ly khai miền đông Ukraine, sau khi ký sắc lệnh công nhận độc lập ở hai nước tự xưng là Cộng hòa Nhân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN