Toan tính táo bạo của Đài Loan khi mua hàng loạt vũ khí tối tân Mỹ?

Loạt vũ khí Mỹ sắp bán cho Đài Loan có thể khiến mục tiêu tấn công, thu hồi hòn đảo của Trung Quốc trở nên phức tạp và khó khăn hơn nhiều, theo các chuyên gia quân sự.

Xe bọc thép đổ bộ Trung Quốc tập trung gần bờ biển hướng ra eo biển Đài Loan.

Xe bọc thép đổ bộ Trung Quốc tập trung gần bờ biển hướng ra eo biển Đài Loan.

Trong bối cảnh bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy kế hoạch bán loạt vũ khí mới cho Đài Loan.

Đơn hàng đã được chính phủ Mỹ chuyển cho Quốc hội chờ xét duyệt và có thể sớm được thông qua trong thời gian tới, theo nguồn tin của Reuters và Defense News.

Vũ khí Mỹ bán cho Đài Loan lần này bao gồm tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (HIMARS), tên lửa không đối đất tầm xa (SLAM-ER), cảm biến gắn ngoài cho chiến đấu cơ F-16 và có thể cả máy bay không người lái MQ-9B (phiên bản không mang vũ khí) và tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất.

HIMARS là tổ hợp rocket đa nòng gắn trên khung thân xe tải, trang bị 6 ống phóng rocket 227mm, dẫn đường bằng GPS. Nếu được trang bị cùng đạn tên lửa MGM-140, HIMARS có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách xa 300km.

SLAM-ER là mẫu tên lửa không đối đất tầm xa do Boeing chế tạo, trang bị cho các chiến đấu cơ, phục vụ sứ mệnh tấn công mục tiêu trên biển hoặc trên đất liền, ở ngoài tầm quan sát bằng mắt thường. SLAM-ER sử đụng đầu đạn nặng 274kg, dẫn đường bằng GPS và có tầm bắn 280km.

Pháo phản lực phóng loạt HIMARS có tầm bắn bao phủ vùng ven biển của Trung Quốc nếu đặt ở Đài Loan.

Pháo phản lực phóng loạt HIMARS có tầm bắn bao phủ vùng ven biển của Trung Quốc nếu đặt ở Đài Loan.

Cảm biến gắn ngoài trang bị cho chiến đấu cơ F-16 giúp nâng cao đáng kể năng lực phát hiện và tấn công mục tiêu.

“Đây là các vũ khí tấn công, có thể dùng để đánh phủ đầu nơi Trung Quốc tập trung lực lượng ở ven biển trước khi xuất kích, hoặc tàu chiến đang chuẩn bị vượt eo biển, trong trường hợp chiến tranh nổ ra”, nhà phân tích quân sự Hong Kong, Song Zhongping nói.

Nếu đòn phủ đầu thành công, Đài Loan không chỉ làm giảm ý chí chiến đấu của binh sĩ Trung Quốc mà còn khiến Bắc Kinh phải mất nhiều thời gian hơn để huy động lực lượng bổ sung.

Ông Song cho rằng, các vũ khí này về cơ bản sẽ khiến quân đội Trung Quốc gặp rắc rối, làm chiến dịch tấn công đổ bộ gặp trở ngại. Nhưng Trung Quốc chắc chắn sẽ lên kế hoạch đối phó, như phá hủy các loại vũ khí trên trước khi phát động chiến dịch đổ bộ.

Ngoài ra, số lượng vũ khí hiện đại Mỹ bán cho Đài Loan là có hạn, nếu xung đột diễn ra lâu dài sẽ không thể làm thay đổi cán cân quân sự hai bờ eo biển, ông Song nói thêm.

Trung Quốc đã bày tỏ sự giận dữ khi Mỹ duyệt bán loạt vũ khí mới cho Đài Loan, coi đây là hành động “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh Trung Quốc”. Bắc Kinh cũng đe dọa sẽ đáp trả.

Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời, nếu cần sẽ phải thu hồi bằng vũ lực.

Nguồn: [Link nguồn]

Lộ diện cố vấn quân sự Mỹ tại căn cứ radar ở Đài Loan

Bộ Tư lệnh Không quân Đài Loan ngày 13.10 ra thông cáo cho biết, người nước ngoài xuất hiện trong bức ảnh chụp tại căn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN