Toàn cảnh vụ Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công, 27 người thương vong

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cuộc tấn công nhằm vào trụ sở Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS) ở thủ đô Ankara hôm 23/10 đã gây rúng động dư luận. Vụ tấn công khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 22 người bị thương.

Video vụ tấn công trụ sở Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS) ở thủ đô Ankara. Nguồn: Reuters.

Diễn biến vụ tấn công

Hôm 23/10, hai kẻ tấn công vũ trang đã tấn công trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS), nằm ở ngoại ô thủ đô Ankara. Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ali Yerlikaya, cho biết vụ tấn công đã làm 5 người thiệt mạng, trong đó bao gồm 4 nhân viên TUSAS và người lái taxi đã chở hai kẻ tấn công tới trụ sở TULAS. Ngoài ra, vụ tấn công cũng khiến 22 người khác bị thương.

Những kẻ tấn công, gồm một nam và một nữ, đã bị lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ bắn chết ngay tại hiện trường. Video xuất trên mạng quay cảnh một vụ nổ lớn tại trụ sở TUSAS, sau đó là hình ảnh một người cầm súng chạy qua khu vực bãi đậu xe. Camera an ninh cũng ghi lại cảnh hai kẻ tấn công đeo ba lô và mang súng khi tiếp cận cổng chính của tập đoàn TULAS.

Nghi ngờ tổ chức đứng sau vụ tấn công

Camera an ninh ghi lại cảnh hai kẻ tấn công đeo ba lô và mang súng khi tiếp cận cổng chính của tập đoàn TULAS. Ảnh: CNN

Camera an ninh ghi lại cảnh hai kẻ tấn công đeo ba lô và mang súng khi tiếp cận cổng chính của tập đoàn TULAS. Ảnh: CNN

Dù chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho rằng, nhiều khả năng đảng Công nhân người Kurd (PKK) là thủ phạm chính. Tổ chức này từ lâu đã bị Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu và Mỹ coi là tổ chức khủng bố.

"Chúng tôi đã nhiều lần trừng phạt PKK nhưng họ vẫn không rút ra bài học", ông Guler nói. Cuộc điều tra vẫn đang được tiếp tục. Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đánh giá ban đầu rằng PKK có thể đứng sau vụ tấn công.

Vụ việc xảy ra ngay sau khi một lãnh đạo đảng Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất thả lãnh đạo PKK đang bị giam giữ nếu tổ chức này đồng ý tự giải thể.

Phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ và dư luận quốc tế

Sau vụ tấn công, Tổng giám đốc TUSAS, ông Mehmet Demiroglu đã vội rời một cuộc triển lãm quốc phòng lớn để quay trở lại Ankara. Được thành lập vào năm 1973 với mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc vào các nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng, TUSAS là một trong những tập đoàn lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tập đoàn chuyên sản xuất máy bay không người lái (UAV) và máy bay chiến đấu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn. "Chúng tôi lên án bất kỳ hành động nào kiểu như thế này, bất kể động cơ là gì", ông Putin nói tại hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Đại sứ quán Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ “lên án mạnh mẽ” vụ tấn công, nhấn mạnh “Washington vẫn đang sát cánh cùng đồng minh".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã ngay lập tức lên án vụ tấn công, gọi đây là một "hành động thù hận". Ông Erdogan đưa ra tuyên bố khi đang tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Kazan, Nga. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã gửi lời chia buồn và bày tỏ sự ủng hộ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bài đăng trên mạng xã hội X (Twitter), ông Erdogan gọi đây là "vụ tấn công hèn hạ" nhằm vào các dự án quốc phòng của đất nước. “Tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới đất nước và các nhân viên tận tụy của TUSAS, nguồn tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan viết.

Người thân của các nhân viên tập đoàn TULAS bày tỏ sự lo lắng sau khi vụ tấn công xảy ra. Ảnh: CNN.

Người thân của các nhân viên tập đoàn TULAS bày tỏ sự lo lắng sau khi vụ tấn công xảy ra. Ảnh: CNN.

NATO cũng bày tỏ sự ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ việc. Tổng thư ký NATO, Mark Rutte nói ông đã thảo luận với Tổng thống Erdogan về "vụ tấn công đáng lo ngại" và khẳng định NATO sẽ sát cánh với Thổ Nhĩ Kỳ.

Vụ tấn công "sẽ đặt ra nhiều câu hỏi" với một quốc gia chưa từng chứng kiến loại bạo lực này trong nhiều năm, chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ Asli Aydintasbas nói với CNN.

Bà Aydintasbas, chuyên gia công tác tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, lưu ý vụ tấn công diễn ra khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu "nghiên cứu ý tưởng về một tiến trình hòa bình" với PKK.

"Một vụ tấn công nhằm vào công ty quốc phòng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, công ty được xem là viên ngọc quý của quốc gia, là một cú sốc lớn", bà Aydintasbas nói thêm. "Sẽ có rất nhiều giả thuyết và phỏng đoán cho đến khi chúng ta biết ai thực sự đứng sau vụ việc này".

Hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ

Lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa lối vào tập đoàn TULAS. Ảnh: Reuters.

Lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa lối vào tập đoàn TULAS. Ảnh: Reuters.

Ngay sau vụ tấn công, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một loạt các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của PKK tại miền bắc Iraq và Syria. Theo truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, các cuộc không kích đã phá hủy 32 "mục tiêu khủng bố" và loại bỏ nhiều tay súng.

Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo cho biết quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã pháo kích các thành phố Kobani và Tal Rifa’at ở Syria, khiến 2 dân thường thiệt mạng và 6 người khác bị thương.

Mỹ coi SDF và PKK là hai tổ chức riêng biệt. Mỹ hậu thuẫn SDF trong cuộc xung đột với quân đội chính phủ Syria. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ coi SDF và lực lượng bảo vệ nhân dân (YPG) của người Kurd là "một bộ phận của PKK". 

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã không chấp nhận sự hiện diện của lực lượng người Kurd ở đông bắc Syria và nhiều lần thực hiện các chiến dịch quân sự nhằm đẩy lùi lực lượng này khỏi khu vực biên giới.

Ở Iraq, quan chức tỉnh Sulaymaniyah thuộc vùng Kurdistan, nói Thổ Nhĩ Kỳ đã hai lần giáng đòn không kích. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan từng nói mục tiêu cuối cùng mà Ankara cần đạt được là loại bỏ hoàn toàn PKK - tổ chức đã giao tranh với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn 3 thập kỷ.

Nguồn: [Link nguồn]

Thổ Nhĩ Kỳ có quyền hợp tác với nhóm BRICS mà không ảnh hưởng đến tư cách thành viên NATO, Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - CNN ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN