Vũ trụ to lớn vô cùng, một ngày có thể bị hố đen khổng lồ nuốt chửng

Một hố đen siêu khối lượng mới được phát hiện gần đây đã mang đến cho các nhà thiên văn học một cái nhìn mới mẻ về sức mạnh tiềm tàng của các thiên thể này.

Trong tương lai, một hố đen siêu khối lượng có thể đủ lớn để "nuốt" cả vũ trụ? (Ảnh: AP)

Trong tương lai, một hố đen siêu khối lượng có thể đủ lớn để "nuốt" cả vũ trụ? (Ảnh: AP)

Tiến sĩ thiên văn David Whiteshouse, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Daily Express, cho rằng vũ trụ của chúng ta một ngày nào đó sẽ bị nuốt chửng bởi một hố đen khổng lồ. Ông giải thích rằng một hố đen siêu khối lượng mới được phát hiện bởi các nhà thiên văn ở khu vực Nam Mỹ đã cung cấp cho giới khoa học một góc nhìn mới về việc chúng có thể lớn đến mức nào.

“Chúng tôi đang bắt đầu nhận ra sẽ thật sai lầm khi cho rằng các hố đen ở trung tâm các dải thiên hà đều bị giới hạn kích thước, vì chúng chỉ có thể nuốt được một vài vì sao,” tiến sĩ Whiteshouse cho biết, “Các hố đen có thể ‘tiêu hóa’ cả các dạng vật chất, khí, hành tinh và cả bụi ngoài không gian nữa. Riêng hố đen mới được phát hiện này có kích thước rất lớn, thậm chí còn to hơn nhiều hố đen khác mà chúng ta từng biết, như hố đen Sagittarius A* nằm ở trung tâm dải Ngân hà, hay Messier 32 ở thiên hà Andromeda.”

Theo tiến sĩ Whiteshouse, nhiều giả thuyết vật lý khác nhau đã suy đoán rằng ở một thời điểm nào đó trong tương lai, một hố đen có thể lớn đến mức sẽ nuốt trọn toàn bộ vũ trụ của chúng ta:

“Nhiều giả thuyết cho rằng cuối cùng, trong một thời gian rất dài nữa, thậm chí dài hơn những gì chúng ta tưởng tượng, toàn bộ vũ trụ của chúng ta sẽ nằm trong hố đen.”

Tiến sĩ Whitehouse còn cho rằng việc nghiên cứu các hố đen là rất quan trọng, vì những đặc tính độc đáo của chúng sẽ giúp các nhà khoa học “có một cái nhìn khác về cách vận hành của vũ trụ và những gì nó tạo ra.”

“Hố đen có thể xuất hiện ở muôn hình vạn trạng. Có những loại chỉ bé bằng kích thước phân tử, nhưng cũng có những loại lớn gấp tỷ lần kích thước của mặt trời, nằm ở giữa trung tâm các dải thiên hà. Chúng là những thiên thể đầy hấp dẫn và vô cùng quyến rũ.”

Những hố đen thường dày đặc đến mức có thể tạo ra các lực hấp dẫn để hấp thụ ánh sáng. Không gì có thể thoát ra khỏi một hố đen, thậm chí thời gian và không gian ở gần chúng đều có thể bị bẻ cong. Vì thế, thời gian ở trong vùng kiểm soát của hố đen thường rất khác so với thời gian ở bên ngoài. Trên lý thuyết, chỉ những vì sao lớn hơn Mặt Trời gấp nhiều lần mới có thể hình thành được hố đen.

Vào đầu tháng này, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi nhận trong một cuộc khảo sát lên chuẩn tinh PSO167-13 và 9 chuẩn tinh khác, bằng việc sử dụng kính thiên văn Chandra của NASA, các nhà thiên văn đã phát hiện được một hố đen siêu khối lượng khác trên những chuẩn tinh này. Đây được coi là hố đen được quan sát bằng kính thiên văn có khoảng cách xa nhất tính đến thời điểm hiện tại

Phát hiện hố đen lớn ”chưa từng có”, kích thước gấp 40 tỷ lần Mặt Trời

Mới đây, một nhóm các nhà thiên văn học từ viện nghiên cứu Max Planck đã phát hiện ra một hố đen có kích thước lớn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Sputnik ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN