Tình báo Mỹ nói về “kế hoạch ném bom Guam” của Trung Quốc
Trung Quốc đang phát triển không chỉ một mà hai máy bay ném bom tàng hình mà mục đích là để xây dựng năng lực tấn công căn cứ Guam của Mỹ, buộc Đài Loan phải khuất phục, cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) nói trong một bản báo cáo tháng 1/2019.
Mặc dù quân đội Trung Quốc (PLA) thường xuyên nóii về dự án máy bay ném bom chiến lược H-20 mà Tập đoàn máy bay Tây An đang phát triển cho không quân, có rất ít thông tin về chiếc máy bay ném bom tàng hình thứ hai mà một số người nói mang tên JH-XX.
Nếu báo cáo của tình báo Mỹ là chính xác và Trung Quốc đã hoàn tất phát triển JH-XX, không quân PLA có thể trở thành lực lượng đầu tiên trên thế giới triển khai máy bay ném bom tàng hình chiến thuật mà nhiệm vụ chính là tấn công mặt đất.
Hình ảnh H-20 trên truyền hình Trung Quốc
Các loại chiến đấu cơ tàng hình khác hiện nay, như Su-57 (Nga), F-22, F-35 (Mỹ), J-20 và J-31 (Trung Quốc) chủ yếu thực hiện nhiệm vụ không chiến hoặc có thêm tính năng tấn công mặt đất.
Mục đích của Trung Quốc trong việc phát triển các loại máy bay nem bom tàng hình là buộc Đài Loan phải khuất phục và sáp nhập vào Trung Quốc. “Bắc Kinh nhìn thấy trước rằng các lực lượng nước ngoài sẽ can dự vào Đài Loan, buộc PLA phải phát triển một hệ thống nhằm ngăn cản và đẩy lui sự can thiệp vũ lực từ bên ngoài”, báo cáo của DIA viết, theo tường trình của National Interest.
Căn cứ không quân của Mỹ ở đảo Guam, điểm tập kết quan trọng của các máy bay chiến đấu Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương, có thể là mục tiêu hàng đầu cho các máy bay ném bom mới của Trung Quốc.
Mô hình JH-XX xuất hiện trên bìa một tạp chí hàng không Trung Quốc
“Không quân PLA đang phát triển các máy bay ném bom tàng hình tầm trung và tầm xa để tấn công các mục tiêu khu vực và toàn cầu”, DIA viết trong báo cáo. “Công nghệ tàng hình tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển các loại máy bay ném bom mới, sẽ đi vào hoạt động ít nhất là từ năm 2025”. “Các máy bay này sẽ có thêm tính năng, hơn hẳn các máy bay ném bom hiện tại có trong biên chế, tích hợp nhiều công nghệ của máy bay tiêm kích thế hệ 5 trong thiết kế”.
Nếu ra đời, JH-XX có thể bổ trợ hoặc thay thế các máy bay ném bom chiến thuật JH-7. Trong khi đó, máy bay H-20 to lớn hơn, tương đương máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit của Mỹ, sẽ tham gia đội hình cùng các máy bay ném bom H-6K đời mới.
JH-7
H-6K là phiên bản nâng cấp sâu của dòng máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô, bắt đầu bay từ năm 1952. Biến thể H-6K tích hợp vũ khí đối kháng và được trang bị động cơ turbin cánh quạt mới hiệu quả hơn, theo DIA.
Máy bay này mang theo tên lửa hành trình tấn công mặt đất mới CJ-20, có tính năng tương tự tên lửa Tomahawk của Mỹ. “ Máy bay có thể mang theo 6 tên lửa đối đất, cho phép PLA năng lực tấn công tầm xa, tấn công chính xác, có thể dùng để tấn công Guam”.
H-6 được nói là có thể mang lượng vũ khí lớn, bay 1600km. Máy bay JH-7 có tầm bay 900km (so sánh: Sukhoi Su-30 có tầm bay 3000km). Chưa rõ máy bay H-20 và JH-XX có tầm bay bao xa.
“Năm 2015, không quân PLA thực hiện 4 nhiệm vụ huấn luyện bay qua chuỗi đảo thứ nhất trên eo biển Ba Sĩ (giữa Philippines và Đài Loan), phần cực bắc của eo biển Luzon và qua eo biển Miyako gần Nhật Bản," DIA viết.
H-6K
"Các chuyến bay ra eo biển Miyako chỉ còn cách Guam 1.500km, trong tầm bắn của tên lửa hành trình CJ-20 (theo một số nguồn, đạt trên 1.500km). Cũng trong năm 2015, không quân PLA bắt đầu vận hành các máy bay ném bom tầm trung H-6K, máy bay đầu tiên của không quân Trung Quốc có khả năng tấn công Guam (phóng các tên lửa hành trình đối đất, như CJ-20)”.
“Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có điểm yếu cố hữu là chưa sản xuất được động cơ đủ tốt cho máy bay chiến đấu”, DIA viết.
Oanh tạc cơ chiến lược H-6K của Trung Quốc được các chuyên gia quân sự đánh giá có năng lực chiến đấu gần tương đương...