Tín hiệu lạc quan từ cuộc đua vắc-xin COVID-19
Trong bối cảnh nhiều nước châu Á vật lộn trong làn sóng lây nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, dòng chảy vắc-xin chậm chạp trên khắp thế giới cuối cùng đã được đẩy nhanh hơn, mở ra hy vọng tăng tốc tiêm chủng để đối phó hiệu quả hơn với biến chủng Delta.
Hãng Moderna thử nghiệm vắc-xin COVID-19 ở trẻ em dưới 12 tuổi từ tháng 3/2021. Ảnh: AP
Ba triệu liều vắc-xin Moderna được Mỹ chuyển đến Việt Nam ngày 24/7. Trước đó, 1,4 triệu liều vắc-xin Moderna được đưa đến Indonesia chiều 22/7. “Dường như đang có một cuộc chạy đua giữa vắc-xin và các biến thể virus, tôi hy vọng chúng ta sẽ thắng trong cuộc đua đó, không chỉ ở Indonesia”, AP dẫn lời bà Sowmya Kadandale, trưởng bộ phận y tế của UNICEF ở Indonesia và là đơn vị chịu trách nhiệm phân phối vắc-xin thông qua COVAX.
Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế tuần trước thúc giục các quốc gia giàu có tăng tốc thực hiện cam kết của mình. “Thật xấu hổ khi nó không đã diễn ra sớm hơn và không thể diễn ra nhanh hơn”, ông Alexander Matheou, giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tổ chức Chữ thập đỏ, nói.
Mỹ gần đây đã viện trợ hàng chục triệu liều vắc-xin cho châu Á như một phần trong cam kết của Tổng thống Joe Biden về việc cung cấp 80 triệu liều cho các nước. Mỹ sẽ viện trợ thêm 200 triệu liều cho các nước trên thế giới vào cuối năm nay và 500 triệu liều trong năm sau.
Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc đang phải siết các biện pháp hạn chế để đối phó với dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Tại Hàn Quốc, nơi từng được khen ngợi vì giữ số ca mắc thấp bằng cách xét nghiệm diện rộng và truy vết mà không cần phong tỏa, tình trạng thiếu vắc-xin khiến 70% dân số vẫn phải chờ mũi tiêm đầu tiên. Thái Lan bắt đầu chương trình tiêm chủng từ đầu tháng 6, giờ cũng mới tiêm được cho khoảng 15% dân số ít nhất một mũi. “Nhiều khu vực trên thế giới nói về việc giành lại quyền tự do đã mất, như quay lại nơi làm việc, mở lại rạp chiếu phim và nhà hàng. Nhưng những thứ đó vẫn rất xa vời”, ông Matheou nói với AP.
Nỗ lực tiêm chủng tại các nước tăng lên sau khi họ bị sốc vì chứng kiến Ấn Độ bị nhấn chìm trong làn sóng lây nhiễm khủng khiếp hồi tháng 4 và 5.
Indonesia bắt đầu sớm và triển khai quyết liệt chương trình tiêm chủng hơn nhiều nước ở khu vực nhờ đàm phán song phương với Trung Quốc. Khoảng 14% dân số của quốc gia đông dân thứ tư thế giới đã được tiêm ít nhất một mũi, chủ yếu bằng vắc-xin Sinovac. Nhiều quốc gia khác cũng sản xuất được vắc-xin, như Hàn Quốc, Nhật và Thái Lan, nhưng vẫn cần thêm nhiều nữa để đáp ứng nhu cầu của dân số đông.
Ấn Ðộ sắp trở lại
Dù các lô vắc-xin viện trợ cho Đông Nam Á gần đây chủ yếu từ Mỹ, các đồng minh của Mỹ gồm Nhật Bản, Úc, Pháp cũng tăng cường cung cấp và cam kết dành vắc-xin cho Đông Nam Á thông qua COVAX.
Gavi, đối tác của COVAX, cho biết nguyên nhân của tình trạng thiếu vắc-xin thời gian qua là do Viện Huyết thanh Ấn Độ, nhà cấp chính của COVAX, dừng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo Gavi, nguồn cung đang bắt đầu tăng mạnh và đang trên đà đạt được mục tiêu cung cấp 1,5 tỷ liều từ nay đến cuối năm, đủ bao phủ 23% nhu cầu của các nước thu nhập thấp và trung bình, và hơn 5 tỷ liều trước cuối năm 2022.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng cần tăng cường hơn nữa năng lực sản xuất vắc-xin trên thế giới. Tại thượng đỉnh trực tuyến hồi tháng 3, các lãnh đạo Bộ Tứ nhất trí rằng hãng dược Ấn Độ Biological E Ltd sẽ sản xuất ít nhất 1 tỷ liều vắc-xin đến cuối năm 2022, chủ yếu phục vụ Đông Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương, nơi Washington và đồng minh đang cạnh tranh ngoại giao vắc-xin với Trung Quốc.
“Ấn Độ là quốc gia rất quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19. Họ đang tập trung vào những thách thức trong nước, nhưng khi cỗ máy sản xuất được vận hành đầy đủ trở lại, họ sẽ cung cấp cho cả thế giới và điều đó sẽ tạo nên khác biệt lớn”, ông Blinken nói với MSNBC hôm 23/7.
Nguồn: [Link nguồn]
Đến nay Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam 5 triệu liều vắc-xin và đang xem xét cung cấp thêm nữa cho Việt Nam trong thời gian...