Tin buồn cho Trung Quốc khi năng lực hạt nhân Ấn Độ ngày càng lớn
“Ấn Độ ước tính đã sản xuất đủ số plutonium quân sự, đủ để sản xuất 150-200 đầu đạn hạt nhân, nhưng có thể đã chỉ sản xuất 130-140 đầu đạn”. Đây là nhận định của Hans Kristensen và Matt Korda thuộc dự án Thông tin hạt nhân thuộc Liên đoàn Các khoa học gia Mỹ, được tạp chí National Interest dẫn lại.
Tên lửa Agni-3
“Tuy nhiên, số plutonium dư ra sẽ được dùng đến để sản xuất đầu đạn dành cho một số loại tên lửa đang phát triển, và Ấn Độ được thông tin là đang xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất plutonium.”
Hơn nữa, “Ấn Độ tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, với ít nhất 5 hệ thống vũ khí mới đang được phát triển để bổ trợ hoặc thay thế các máy bay có khả năng phóng/ném hạt nhân, hệ thống phóng mặt đất và trên biển hiện có”.
Không giống như lực lượng hạt nhân của Nga và Mỹ lấy tên lửa làm trung tâm, Ấn Độ hiện vẫn còn tập trung chủ yếu vào các loại bom, và có lẽ không có gì bất ngờ đối với một quốc gia mới bắt đầu biên chế tên lửa đầu tiên có khả năng manh đầu đạn hạt nhân từ năm 2003.
Kristensen và Korda ước tính Ấn Độ vẫn duy trì 3 hay 4 phi đội tấn công hạt nhân có từ thời Chiến tranh lạnh, gồm các máy bay Mirage 2000H và Jaguar IS/IB, với mục tiêu là Pakistan và Trung Quốc.
“Mặc dù được nâng cấp, các máy bay ném bom hạt nhân của họ ngày càng cũ đi và Ấn Độ có lẽ đang tìm kiếm các máy bay ném bom mới có thể đảm nhiệm vai trò tấn công hạt nhân trên không trong tương lai”, báo cáo của hai nhà nghiên cứu viết. Ấn Độ đang đặt mua 36 máy bay tiêm kích Rafale có khả năng mang vũ khí hạt nhân trong không quân Pháp.
Mặc dù lực lượng tên lửa hạt nhân của Ấn Độ mới 15 tuổi nhưng đã có bốn loại tên lửa đạn đạo mặt đất: tên lửa tầm ngắn Prithvi-II và Agni-I, tên lửa tầm vưà Agni-II và tầm trung Agni-III. Ít nhất có 2 loại tên lửa tầm xa Agni đang được phát triển: đó là tên lửa Agni-IV và Agni-V, theo báo cáo.
“Vẫn chưa rõ có bao nhiêu trong số tên lửa này đã được Ấn Độ phát triển xong và đưa vào kho vũ khí. Một số có thể đóng vai trò là chương trình phát triển công nghệ hướng tới các tên lửa tầm xa hơn nữa”.
Ấn Độ cũng đang phát triển tên lửa hành trình mặt đất Nirbhay tương tự tên lửa Tomahawk của Mỹ. Ngoài ra, họ còn có tên lửa đạn đạo tầm ngắn Dhanush bắn đi từ tàu chiến, được tích hợp lên hai lớp tàu tuần tra thiết kế chuyên biệt.
Báo cáo còn nói rằng Ấn Độ đang đóng 3-4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn hoặc một loại tên lửa lớn hơn với tầm bắn 3.200km.
Những trục trặc kỹ thuật và binh sĩ chưa được huấn luyện đầy đủ được cho là hai nguyên nhân chính khiến không quân...
Nguồn: [Link nguồn]