Tìm thấy lục địa thứ 8 ẩn sâu 1.500km dưới lòng đất ở châu Âu

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Các lục địa ngày nay trên Trái đất chia tách từ một siêu lục địa mang tên Pangea, cách đây 240 triệu năm.

Greater Adria ngày này nằm sâu bên dưới lòng đất ở phía nam châu Âu.

Greater Adria ngày này nằm sâu bên dưới lòng đất ở phía nam châu Âu.

Theo Business Insider, Pangea tách thành hai mảng kiến tạo, bao gồm Laurasia ở phía bắc và Gondwana ở phía nam.

Mảng kiến tạo hướng lên phía bắc sau này tạo thành châu Âu, châu Á và bắc Mỹ. Mảng trôi về phía nam tạo thành châu Phi, nam cực, Nam Mỹ và Úc.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện lục địa thứ 8, tách ra từ Gondwana, có tên Greater Adria.

Lục địa này dần dần bị nhấn chìm dưới đáy biển ở phía nam châu Âu, cách đây 120-100 triệu năm. Douwe van Hinsbergen, tác giả nghiên cứu, nói: “Sự chen lấn của các mảng kiến tạo đã đẩy Greater Adria xuống đáy biển phía nam châu Âu, 1.500km dưới chân chúng ta”.

“Các phần sâu nhất của lục địa bị lãng quên này hiện nằm ở độ sâu 1.500km bên dưới Hy Lạp”, Hinsbergen nói thêm.

Phần duy nhất của lục địa này không bị chôn vùi dưới đáy biển chính là một phần Italia ngày nay, kéo dài từ Turin đến đảo Sicilia ở phía nam.

Hinsbergen nói nghiên cứu giúp tái tạo lịch sử địa lý của thế giới, giúp xác định và khai thác khoáng sản có giá trị.

"Kim loại, gốm sứ, vật liệu xây dựng, tất cả mọi thứ đều xuất phát từ tảng đá dưới lòng đất, Hinsbergen nói, ám chỉ lục địa  Greater Adria có thể ẩn chứa nhiều khoáng sản giá trị.

Tái tạo địa chất cũng giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự hình thành các mỏ khoáng sản và quặng kim loại hiện có.

Vết nứt khổng lồ đang tách đôi lục địa châu Phi như thế nào

Một vết nứt khổng lồ kéo dài vài km và đang tiếp tục phát triển ở Kenya, làm dấy lên lo ngại châu Phi có thể bị tách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - BI ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN