Phát hiện về loài “khủng long bạo chúa trên không” to như máy bay hiện đại
Với sải cánh từ 6-10 mét và trọng lượng lên tới 3 tạ, thằn lằn có cánh (pterosaur) được ví như “khủng long bạo chúa trên không”, lướt trên bầu trời giai đoạn Kỷ Jura.
Thằn lằn khổng lồ có sải cánh tới 10m và nặng 300kg.
Theo Daily Mail, 125 triệu năm sau, con vật khổng lồ này tiếp tục khiến các nhà khoa học kinh ngạc khi họ tìm thấy hóa thạch của loài thằn lằn có cánh này trên vách đá của đảo Wight.
Hóa thạch của loài Hatzegopteryx đã hé lộ thêm những thông tin mới về loại sinh vật được cho là từng thống trị bầu trời giai đoạn Kỷ Jura trên Trái đất.
Hatzegopteryx đã thống trị bầu trời suốt hàng chục triệu năm nhờ vào kích thước to lớn như máy bay hiện đại.
Nhà khảo cổ học người Anh, Robert Coram, nói: “Nó có thể là sinh vật biết bay lớn nhất trên thế giới vào thời điểm đó”. Với bộ hàm có kích thước vượt trội, thằn lằn bay khổng lồ này dễ dàng săn khủng long, nên còn được mệnh danh là “khủng long bạo chúa trên không”.
Con mồi ưa thích của thằn lằn bay khổng lồ là các loài khủng long bé hơn.
Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư David Martill đến từ Đại học Portsmouth, nói: “Sinh vật này có sải cánh từ 6-10m, dựa trên đánh giá vào thời điểm đó. Đây là sinh vật có sải cánh lớn nhất”.
Với kích thước khổng lồ, các nhà khoa học từ lâu đặt câu hỏi rằng liệu chúng có thể bay lên bầu trời như thế nào. Mô hình 3D tiết lộ rằng nhờ cơ chân và phần cánh có cấu tạo đặc biệt, giúp tăng lực nâng đưa thằn lằn lên không trung.
Chuyên gia Michael Habib đến từ Đại học nam California, nói: “Không giống loài chim bước đi bằng hai chân và nhảy lên trời để bay, thằn lằn bay bước đi bằng cả 4 chân”.
“Các dữ liệu toán học cho thấy chúng bay lên trời bằng cách dùng chân sau lấy đà rồi đến chân trước, tạo ra lực nâng đáng kể để cất cánh như một chiếc máy bay thực thụ”, Habib nói.
Một chủng loài mới của dực long từng là một trong những sinh vật biết bay lớn nhất trên Trái đất, với sải cánh gần...