Tìm ra cách giúp con người sinh sống trên sao Hỏa?

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto, Nhật bản đã thông báo khởi động dự án thiết kế một cơ sở dân cư có trọng lực nhân tạo. Nếu thành công, việc con người sinh sống trên Mặt Trăng hay sao Hỏa sẽ không còn là chuyện viễn tưởng, theo Japan Times.

Minh họa một cơ sở dân cư sử dụng công nghệ trọng lực nhân tạo.

Minh họa một cơ sở dân cư sử dụng công nghệ trọng lực nhân tạo.

Khi các quốc gia và nhiều công ty chạy đua để phát triển các công nghệ cho phép con người du lịch và di chuyển cách xa Trái đất, vấn đề trọng lực trong không gian tác động đến cơ thể người càng được chú trọng.

Các nhà khoa học tại Đại học Kyoto và công ty xây dựng Kajima đang cố gắng tìm cách vượt qua rào cản trên, bằng cách xây dựng một cơ sở dân cư hình nón ngược có thể quay và tạo ra lực ly tâm. Cơ sở này sẽ có mức trọng lực tương đương như trên Trái đất.

Trọng lực trên sao Hỏa chỉ bằng 38% so với Trái đất, trong khi trọng lực trên Mặt trăng bằng 1/6 hành tinh của chúng ta, các nhà khoa học cho biết.

“Nếu không có trọng lực, động vật có vú có thể không sinh sản được, trẻ em có thể phát triển bất thường”, các nhà nghiên cứu cho biết. “Nếu con người lớn lên ở môi trường có trọng lực thấp, cơ thể họ biến đổi đến mức không thể đứng được trên Trái đất. Chúng tôi đề xuất một cơ sở dân cư sử dụng công nghệ trọng lực nhân tạo. Đây có thể là chìa khóa để con người sinh sống ngoài vũ trụ”.

Bên trong cơ sở này chứa đầy đủ những thứ con người cần để sinh sống, bao gồm nước sạch, không khí, nhiên liệu, thực phẩm, rau quả, đất và thậm chí cả biển nhân tạo. 

Mọi người có thể sống trong khu phức hợp kín này, với môi trường như ở Trái đất, chỉ ra ngoài khi cần tận hưởng môi trường trọng lực thấp như ở sao Hỏa và Mặt trăng, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nhóm nghiên cứu cũng muốn xây dựng “hệ thống theo dõi không gian hình lục giác”. Đây là một hệ thống giao thông công cộng kết nối Trái đất, Mặt trăng và Sao Hỏa. Theo các nhà nghiên cứu, trong tương lai, con người có nhu cầu di chuyển qua lại giữa Trái đất và các hành tinh khác, cần tới một hệ thống di chuyển có trọng lực để giảm thiểu tác động đến sức khỏe từ việc di chuyển dài ngày.

“Chúng tôi muốn trình bày những ý tưởng hoàn toàn nguyên bản,” giáo sư Yosuke Yamashiki đến từ Đại học Kyoto cho biết. Ông nói nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào việc tái tạo một hệ thống sinh học giống Trái đất với trọng lực nhân tạo.

Các nghiên cứu về các phi hành gia trong những năm qua đã chỉ ra rằng, việc di chuyển giữa môi trường có trọng lực khác nhau có thể dẫn đến một loạt các nguy cơ sức khỏe, bao gồm loãng xương, hình thành sỏi, mất cơ và tổn thương mắt. 

Takuya Ono, một kỹ sư của công ty xây dựng Kajima, người tham gia dự án nói vấn đề trọng lực cần phải được khắc phục để con người có thể quay trở lại Trái đất sau thời gian sống trên Mặt trăng hoặc sao Hỏa.

Nhóm nghiên cứu hiện chưa cung cấp thông tin chi tiết về dự án, nhưng nói thách thức lớn nhất hiện nay là chi phí.

Sống trên sao Hỏa: Không như mơ!

Giám đốc điều hành Tập đoàn SpaceX Elon Musk nhấn mạnh hành trình chinh phục sao Hỏa sẽ không dành cho những người yếu tim

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Japan Times ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN