Phát hiện vi sinh vật sống suốt 5.000 năm, mang về làm ra bia
Bia của các vị hoàng đế Ai Cập giờ đây đã không còn là bí mật.
Các nhà khoa học làm bia từ men 5.000 năm tuổi.
Các nhà nghiên cứu Israel mới đây đã nấu thành công loại bia từ men thu được trong những chiếc bình gốm cổ đại phát hiện tại Ai Cập, Philistine và Israel. Nhiều chiếc bình có niên đại trên 5.000 năm, tức là từ thời các Pharaoh. Bia là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của người Ai Cập cổ đại.
Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Cổ vật Israel cùng 4 trường đại học khác đã nghiên cứu men tìm thấy trong 21 mảnh vỡ của các bình gốm cổ đại. Qua nghiên cứu này, các nhà khoa học mong muốn tạo ra loại bia tương đồng với thức uống của người Ai Cập cổ đại và tìm hiểu về “gu” thưởng thức bia của họ.
“Điều chúng tôi khám phá ra là men có thể tồn tại trong một thời gian vô cùng dài mà không cần thức ăn. Ngày nay chúng ta có thể tách được những sinh vật sống này từ những lỗ nano nhỏ của bình gốm và nghiên cứu tính chất của chúng”, nhà nghiên cứu Michael Klutstein thuộc Đại học Hebrew cho biết.
Men thu được từ các mảnh gốm cổ đại.
Ông Shmuel Naky thuộc Trung tâm Bia Jerusalem cho biết men đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra hương vị của bia. “Chúng tôi đang cố gắng tái tạo hương vị mà những người sống tại đây đã thưởng thức từ hàng nghìn năm trước”.
Sau khi thưởng thức, các nhà khoa học cho biết bia của các Pharaoh có vị cay, vị hoa quả và hương vị vô cùng phức tạp. Kết quả phân tích cho thấy AND của loại men này khác so với loại men được dùng để sản xuất bia ngày nay. Men bia là vi sinh vật có tác dụng lên men đường thành cồn. Quá trình lên men này có tác dụng quyết định trong việc tạo ra hương vị của bia.
Một bộ lạc nguyên thủy châu Phi ngày nay còn khoảng 1.000 người, sống theo kiểu đi săn và hái lượm như thời cổ đại.