Tiểu hành tinh to bằng tượng Nữ thần Tự do đang lao về phía Trái đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Lần này, tiểu hành tinh sẽ đến gần Trái đất nhất trong 300 năm.

Tiểu hành tinh to bằng tượng Nữ thần Tự do đang lao về phía Trái đất - 1

Tiểu hành tinh 2010 WC9 sắp sượt qua Trái đất (Ảnh minh họa) 

Một tiểu hành tinh khổng lồ đang lao về phía Trái đất với tốc độ 45.000 km/h, tờ Daily Star đưa tin. Khi đó, nó sẽ sượt qua Trái đất ở khoảng cách rất gần và sẽ được nhìn thấy bằng mắt thường.

Tảng đá không gian này được gọi là tiểu hành tinh 2010 WC9, sẽ sượt qua hành tinh xanh vào thứ 3 tuần tới với khoảng cách chỉ bằng một nửa khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.

Đây được coi là khoảng cách cực kỳ nhỏ trong không gian và được phân loại là một cuộc chạm trán gần Trái đất.

Tiểu hành tinh dài từ 60 đến 130 m và đang di chuyển với tốc độ hơn 45.000km/h, theo các nhà khoa học. Để so sánh, tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ cao 93m tính cả phần đế.

Các nhà thiên văn học phát hiện ra tiểu hành tinh 2010 WC9 vào tháng 11 năm 2010 nhưng không nhìn thấy nó từ tháng 12 cùng năm.

8 năm sau, tiểu hành tinh hoàn thành quỹ đạo của mình và đang quay trở lại phía Trái đất.

Vào ngày 15.5 tới  lúc 22h05 GMT, tiểu hành tinh sẽ đến gần Trái đất nhất ở khoảng cách 203.451 km.

NASA cho biết đây là khoảng cách gần nhất của tiểu hành tinh này với Trái Đất trong 300 năm.

Người dân có thể xem cảnh tượng này trên mạng qua trang Facebook của Đài thiên văn Northolt Branch ở London.

Guy Wells, đến từ đài quan sát, cho biết: “Chúng tôi đang có kế hoạch phát sóng trực tiếp cảnh tiểu hành tinh này trên trang Facebook nếu dự báo thời tiết vẫn tích cực”.

“Chương trình phát sóng sẽ có thời lượng dưới 25 phút, vì tiểu hành tinh sẽ vượt qua tầm nhìn của chúng ta trong khoảng thời gian đó”, anh nói. “Tiểu hành tinh sẽ di chuyển khá nhanh. Màn hình của chúng tôi sẽ cập nhật mỗi năm giây”.

Trạm vũ trụ TQ 8,5 tấn lao xuống Trái đất, tạo quả cầu lửa khổng lồ

Trạm vũ trụ 8,5 tấn của Trung Quốc lao xuống Trái đất với tốc độ lên tới 27000 km/giờ, tạo thành quả cầu lửa khổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Daily Star ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN