Tiết lộ cuộc trao đổi bí mật giữa cố vấn an ninh quốc gia Mỹ và cố vấn Điện Kremlin

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng được cho là đã có một loạt các cuộc đối thoại bí mật với cố vấn hàng đầu Điện Kremlin trong nỗ lực để tránh xung đột ở Ukraine leo thang.

Ông Sullivan mới có chuyến thăm Kiev hôm 4/11/2022.

Ông Sullivan mới có chuyến thăm Kiev hôm 4/11/2022.

Báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) ngày 6/11 dẫn nguồn tin từ các quan chức giấu tên cho biết, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã có các cuộc đối thoại bí mật với cố vấn đối ngoại Điện Kremlin Yuri Ushakov và Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev.

Các cuộc trao đổi nhằm kiểm soát leo thang xung đột ở Ukraine và hai bên không thảo luận về một cuộc dàn xếp nhằm chấm dứt xung đột.

Nguồn tin cho biết, cố vấn Sullivan là người chủ trương thúc đẩy việc duy trì kênh liên lạc với Nga ở Nhà Trắng, kể cả khi các cố vấn và quan chức khác cho rằng điều này là vô ích.

Nhà Trắng từng xác nhận rằng Washington vẫn duy trì mức độ liên lạc nhất định với Moscow vì các lợi ích quốc gia chung, đặc biệt sau khi có thông tin cho rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine.

Đồng thời, giới chức Mỹ nói rằng, Washington đang thuyết phục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đảo ngược lệnh cấm đàm phán với ông Putin và thúc đẩy đàm phán Nga - Ukraine để chấm dứt xung đột.

Một cựu quan chức Mỹ nói rằng, việc Nhà Trắng duy trì liên lạc với Điện Kremlin là điều cần thiết trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gần đây cũng đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gần đây cũng đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu.

"Tôi nghĩ việc duy trì liên lạc rất quan trọng, đặc biệt giữa các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, nhằm giúp các bên hiểu rõ quan điểm của nhau hơn và tránh các sự cố gây hiểu lầm", Ivo Daalder, cựu quan chức NATO dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, nói. 

"Cố vấn an ninh quốc gia là nhân vật đáng kể nhất có thể giúp duy trì liên lạc giữa Nhà Trắng và Điện Kremlin mà không trực tiếp đưa Tổng thống Mỹ vào kênh liên lạc đó", ông Daalder nói thêm, theo WSJ.

Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, cố vấn Sullivan là người đi đầu trong việc xây dựng chính sách và đưa ra đề xuất phản ứng của Nhà Trắng. Ông Sullivan cũng tích cực tham gia vào các nỗ lực ngoại giao.

Hồi tháng 9, ông Sullivan nói chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden "đã liên lạc trực tiếp, bí mật ở cấp rất cao với Điện Kremlin, cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân".

Ông Sullivan không phải người duy nhất trong chính quyền Mỹ đang cố gắng thúc đẩy các cuộc tiếp xúc với phía Nga để kiểm soát khủng hoảng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và một số cộng sự đã liên lạc với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu để thảo luận về tình hình Ukraine.

Khi đó, ông Austin nhấn mạnh sự cần thiết của việc Nga và Mỹ tiếp tục duy trì liên lạc. Nga và Mỹ hiện đang tiến gần hơn đến sự đồng thuận nhằm nối lại các cuộc thanh tra vũ khí hạt nhân, vốn đã bị đình chỉ trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.

Mỹ ngầm khuyến khích Ukraine đàm phán hòa bình với Nga

Mỹ mong muốn giảm bớt lo ngại của các đồng minh về một cuộc xung đột dai dẳng ở Ukraine, nhưng mặt khác không ép buộc Kiev phải đàm phán với Moscow bằng mọi giá, nguồn tin...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - WSJ ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN