Tiết lộ vụ tiêm kích tàng hình tối tân Mỹ lao vào tàu sân bay ở Biển Đông
Hải quân Mỹ đang cố gắng trục vớt tiêm kích tàng hình F-35C sau sự cố khiến máy bay rơi khỏi tàu sân bay ở Biển Đông, Hạm đội 7 tiết lộ.
F-35C là phiên bản tiêm kích tàng hình được Mỹ trang bị cho các tàu sân bay.
“Tôi xác nhận rằng máy bay đã đâm vào sàn đáp trong quá trình hạ cánh, sau đó văng xuống biển”, trung úy Nicholas Lingo, người phát ngôn của Hạm đội 7, nói.
Cú va chạm mạnh khiến 6 thủy thủ trên tàu sân bay bị thương. Phi công kích hoạt ghế phóng khẩn cấp và sau đó được giải cứu trên biển bằng trực thăng. Người này được đưa đến bệnh viện theo dõi tại một cơ sở y tế ở Manila, Philippines.
“Hải quân Mỹ đã mở chiến dịch trục vớt chiếc F-35C”, trung úy Lingo nói thêm.
Hạm đội 7 cho biết, vụ tai nạn xảy ra trong hoạt động cất và hạ cánh máy bay thông thường. Cú va chạm mạnh gây hư hại bên ngoài cho sàn đáp và tất cả các thiết bị phục vụ nhiệm vụ bay đều hoạt động bình thường.
“Tàu sân bay USS Carl Vinson đã khôi phục hoạt động bay ở Biển Đông”, Hạm đội 7 nói thêm.
Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nói hải quân Mỹ muốn trục vớt máy bay càng sớm càng tốt.
Tiêm kích F-35C cất cánh từ hai tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông.
“Mỹ sẽ không đời nào bỏ mặc chiếc máy bay chìm dưới đáy biển, vì sẽ thu hút Trung Quốc và các nước khác tới tìm kiếm”, ông Koh nói. “Tôi không nghĩ rằng Mỹ muốn bí mật công nghệ của chiếc F-35 rơi vào tay các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc”.
Hải quân Mỹ không cho biết vị trí chiếc F-35C gặp nạn, nhưng Trung Quốc chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội này, theo các chuyên gia.
“Trung Quốc sẽ cố gắng xác định vị trí chiếc F-35C thông qua tàu ngầm và các phương tiện lặn dưới biển”, Carl Schuster, cựu quan chức Trung tâm Tình báo chung của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ ở Hawaii, nói.
Ông Schuster nói sự cố khiến hải quân Mỹ phải hiện diện ở Biển Đông lâu hơn bình thường, do hoạt động trục vớt thường kéo dài trong vài tháng, tùy thuộc vào độ sâu nơi chiếc F-35C nằm lại.
Các tàu cứu hộ Mỹ cần 10-15 ngày để tới khu vực và toàn bộ hoạt động có thể kéo dài tới 120 ngày, ông Schuster nói.
Khi được hỏi rằng liệu Mỹ có cho nổ tung hay phóng ngư lôi phá hủy máy bay hay không, các nhà phân tích nói đây không phải là giải pháp hiệu quả, vì vẫn để lại các mảnh vỡ.
Đây là lần thứ 3 hải quân Mỹ mở chiến dịch trục vớt các tiêm kích F-35.
Lần đầu tiên vào năm 2019 khi một chiếc F-35A của Nhật Bản rơi xuống Thái Bình Dương. Lần thứ hai là vào tháng 11.2021, khi tiêm kích F-35B của Anh rơi ở Địa Trung Hải sau khi cất cánh không thành công.
Trong cả hai sự cố này, hải quân Mỹ đều trục vớt thành công. Nhưng chiếc F-35A của Nhật Bản không còn nguyên vẹn do lao xuống biển với tốc độ cao.
Nguồn: [Link nguồn]
Báo Anh ngày 21.1 đăng tải hình đầu tiên về xác tiêm kích tàng hình F-35 từng chìm dưới đáy biển ở Địa Trung Hải sau...