Tiết lộ trận không chiến có hai vị tướng Mỹ, Nga cùng ngồi trên 2 máy bay

Vào những năm 90, các phi công Mỹ và Nga đã quyết định chiến đấu trong các trận đánh giả.

Chiến công đầy tự tin của Su-27 thuộc Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga trong trận "quyết chiến" với máy bay của Không quân Mỹ đã "hạ gục" niềm kiêu hãnh của vị tướng Mỹ.

Theo báo Hành động và Lời nói, Tướng Macleod của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã không thừa nhận chiến thắng đầy tự tin của tiêm kích Su-27 Nga trong trận huấn luyện với máy bay Mỹ dù kết quả đã rõ ràng.

Tờ báo của Nga tiết lộ rằng, vào những năm 90, các phi công Mỹ và Nga đã quyết định chiến đấu trong một số trận đánh giả.

Thông tin này cũng đã trang Military Review đưa tin. Thiếu tướng Nga Alexander Kharchevsky có mặt trong cuộc chiến đấu này, ông ngồi trên một máy bay chiến đấu của Mỹ (không nói rõ chủng loại), trong khi người đồng nghiệp phía Mỹ ngồi trên chiến cơ của Nga.

Chiến cơ Su-27 - ảnh tư liệu minh họa.

Chiến cơ Su-27 - ảnh tư liệu minh họa.

Tướng Alexander Kharchevsky cũng đã chia sẻ những kỷ niệm của ông về phản ứng bất thường của tướng Mỹ Macleod trước chiến thắng của Su-27.

"Trận chiến hữu nghị" được thực hiện trên biển, và vị tướng Mỹ ngồi trên máy bay chiến đấu phía sau phi công Nga để theo dõi cuộc thi. Su-27 với sự trợ giúp của cơ động mạnh mẽ, khéo léo đã “hạ gục” đối thủ và giành chiến thắng “long trời lở đất”.

Sau khi các máy bay hạ cánh, báo chí đã yêu cầu tướng Macleod chia sẻ những ấn tượng của ông về "trận chiến".

Máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Nga.

Máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Nga.

Tuy nhiên, theo trang báo Nga, rất có thể, người Mỹ đã trở nên xấu hổ về thất bại trước Không quân Mỹ nên không thể nêu chiến thắng vô điều kiện của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Vị tướng quyết định tuyên bố "hòa" trong trận thi đấu giao hữu.

Đồng thời, theo tướng Nga Kharchevsky, ông Macleod cũng phản ứng theo cách tương tự trước chiến thắng của quân Nga trong trận "không chiến" lần thứ hai.

Vị tướng Mỹ sau đó chỉ nói với giới truyền thông rằng cả hai phi công đều “làm việc bình đẳng”.

Quốc gia hơn 200 năm không chiến tranh muốn chi 6,6 tỷ USD sắm chiến đấu cơ hạng nặng

Hơn 200 năm trước, quốc gia châu Âu nằm giữa khối NATO đã có trận chiến được cho là lần cuối cùng trong lịch sử. Đứng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Bình ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN