Tiết lộ cách loài voi ma mút "né" tuyệt chủng, sống thêm 10.000 năm
Những con voi ma mút khổng lồ cuối cùng tồn tại trên Trái đất cách đây 4.000 năm, tại một hòn đảo hẻo lánh ở Bắc Băng Dương.
Những con voi ma mút cuối cùng tồn tại đến giai đoạn cách đây khoảng 4.000 năm.
Theo CNN, nghiên cứu sự tuyệt chủng của loài voi cổ xưa này có thể giúp cứu sống những loài sinh vật ngày nay tránh khỏi kết cục tương tự.
Những con voi ma mút trên sống lâu hơn các đồng loại ở khu vực khác nhờ vào việc di cư đến hòn đảo hẻo lánh, nghiên cứu mới cho biết. Chúng thậm chí còn có thể sống lâu hơn nữa, nếu không gặp phải những sự kiện tác động đến nguồn nước và thức ăn.
Mẫu xương hé lộ nguyên nhân cái chết của những con voi ma mút cuối cùng.
Voi ma mút khổng lồ từng tồn tại trên khắp bán cầu bắc. Kỷ băng hà kết thúc, kéo theo hiện tượng ấm lên cách đây 15.000 năm khiến loài voi này suy giảm số lượng rõ rệt, khiến chúng phải di cư lên những khu vực xa xôi ở phương bắc.
Một số sống sót thêm khoảng 10.000 năm nữa trước khi bị tuyệt diệt hoàn toàn. Để tìm hiểu về những con voi ma mút cuối cùng, nhóm nghiên cứu Phần Lan, Nga và Đức đã thu thập xương voi ma mút ở Canada, Alaska, Siberia và đảo Wrangel ở Bắc Băng Dương.
Đảo Warngel, nơi nhóm nghiên cứu tìm thấy hóa thạch voi ma mút.
Họ nhận thấy voi ma mút sống trên đảo Wrangel tồn tại được lâu nhất. Chúng sống sót dù đối diện với nguồn thức ăn và nước uống khan hiếm. Chỉ bị tuyệt diệt vì uống phải nước nhiễm độc kim loại hoặc do sự tác động của con người.
Voi ma mút không có cơ hội sống sót khi bị dồn vào chân tường, nhưng vẫn còn cơ hội cho các loài khác ngày nay, nhóm nghiên cứu cho biết. Nghiên cứu các đặc tính sinh học của voi ma mút trên đảo Wrangel và điều gì khiến chúng biến mất sẽ giúp các nhà bảo tồn ngăn chặn việc các loài sinh vật khác chịu chung số phận.
Một cậu bé người Mỹ trong chuyến đi chơi cùng gia đình, không ngờ nhặt được một chiếc răng voi ma mút còn nguyên vẹn.