Tiết lộ năng lực vũ khí hạt nhân Trung Quốc năm 2020

Các cường quốc trên thế giới tiếp tục hiện đại hóa vũ khí, đáng chú ý nhất là Trung Quốc và Ấn Độ đều mở rộng kho vũ khí hạt nhân, theo báo cáo mới nhất công bố ngày 15.6.

Trung Quốc hiện có 320 đầu đạn hạt nhân, theo thống kê của SIPRI năm 2020.

Trung Quốc hiện có 320 đầu đạn hạt nhân, theo thống kê của SIPRI năm 2020.

Trong thống kê năm 2020, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), công bố Trung Quốc sở hữu 320 đầu đạn hạt nhân, Pakistan sở hữu 160 còn Ấn Độ hiện có 150 đầu đạn hạt nhân.

Trong báo cáo năm 2019, SIPRI cho biết Trung Quốc có 290 đầu đạn hạt nhân và Ấn Độ có 130-140. Pakistan từ báo cáo năm 2019 đã có 150 đầu đạn hạt nhân.

“Trung Quốc đang ở giữa giai đoạn hiện đại hóa đáng kể kho vũ khí hạt nhân, bắt đầu hình thành bộ ba hạt nhân, bao gồm vũ khí hạt nhân phóng từ đất liền, từ trên không và từ dưới biển”, các nhà nghiên cứu của SIPRI cho biết.

SIPRI nhấn mạnh việc Trung Quốc tiếp tục từ chối lời mời tham gia đàm phán kiểm soát số lượng đầu đạn hạt nhân.

SIPRI nói rằng Trung Quốc ngày càng công khai lực lượng hạt nhân nhiều hơn so với quá khứ, nhưng hiện chưa rõ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân.

SIPRI đánh giá Trung Quốc chế tạo đầu đạn hạt nhân bằng cả hai cách làm giàu uranium (HEU) và plutonium, giống với Pháp, Anh, Nga và Mỹ. Ấn Độ và Israel chỉ dùng plutonium.

Pakistan đang chuyển hướng dùng plutonium cho vũ khí hạt nhân còn Triều Tiên hiện mới chỉ có vũ khí hạt nhân với nguyên liệu chính là plutonium.

Xét trên quy mô toàn cầu, số lượng đầu đạn hạt nhân có giảm so với năm ngoái.

Theo thống kê của SIPRI, toàn thế giới hiện có 13.400 đầu đạn hạt nhân, của 8 quốc gia bao gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Israel và Triều Tiên. Con số này giảm 465 so với báo cáo năm 2019.

Nguyên nhân số lượng đầu đạn hạt nhân toàn cầu giảm là do cam kết của Nga và Mỹ. Trong bối cảnh Hiệp ước NEW START sắp hết hiệu lực, Nga và Mỹ vẫn thể hiện sự tôn trọng đối với thỏa thuận, theo SIPRI.

Chỉ riêng kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ đã chiếm tới 90% số lượng đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu.

“Việc các kênh đàm phán hạt nhân Nga-Mỹ bị cắt đứt có thể tiềm ẩn cuộc chạy đua hạt nhân mới”, Shannon Kile, giám đốc chương trình kiểm soát vũ khí hạt nhân ở SIPRI, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Hiệp ước NEW START sẽ hết hiệu lực vào tháng 2.2021 và hai cường quốc chưa có bất cứ tiến triển nào trong nỗ lực đàm phán.

Nguồn: [Link nguồn]

“Chiến trường mới” trong quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung Quốc

Giải trừ hạt nhân có thể là mặt trận mới trong mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh từ chối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Japan Times ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN