“Thủy quái” khổng lồ từng thống trị đại dương, hàm mạnh gấp 4,5 khủng long T-Rex
Các nhà khoa học vừa phát hiện một số đặc điểm đáng sợ của Thằn lằn cá – sinh vật đáng sợ từng thống trị đại dương 180 triệu năm trước, tờ Daily Star đưa tin.
Các nhà khoa học vừa phát hiện một số đặc điểm đáng sợ của Thằn lằn cá
Thằn lằn cá dài khoảng 4m, nặng khoảng 1 tấn, có một hộp sọ với những chiếc răng to và sắc nhọn.
Kết quả nghiên cứu hóa thạch của một con thằn lằn cá vừa được các nhà khoa học công bố. Nó cho thấy thằn lằn cá là sinh vật máu nóng, có mỡ và sắc tố dùng để ngụy trang.
Thằn lằn cá có bộ hàm dài 2,4m, to gấp đôi hàm của cá voi sát thủ và mạnh gấp 4,5 lần so với hàm khủng long T-Rex. Nó có thể dễ dàng nuốt một người hoặc cắn đôi một xe hơi.
Các nhà khoa học cho biết chúng có mỡ để chống lại nước lạnh. Đây là đặc điểm của động vật biển có vú ngày nay. Lớp mỡ này cũng giúp thằn lằn cá nổi lên mặt biển.
Thằn lằn cá tuyệt chủng khoảng 90 triệu năm trước
Nghiên cứu mới nhất cũng xác nhận thằn lằn cá là sinh vật máu nóng.
Ngoài ra, da của chúng có sắc tố không đều – phần đầu có màu tối trong khi phần đuôi và bụng dưới có màu sáng.
Đây cũng là kiểu phân bố màu da của nhiều động vật biển có vú ngày nay. Chúng hoạt động như một lớp ngụy trang, bảo vệ chống lại tia UV và giúp điều chỉnh thân nhiệt.
Lớp ngụy trang này cũng giúp bảo vệ sinh vật biển khỏi những loài săn mồi khác.
Thằn lằn cá tuyệt chủng khoảng 90 triệu năm trước. Chúng xuất hiện trước cả khủng long và hóa thạch của chúng được phát hiện ở nhiều nơi ở châu Mỹ, châu Âu, châu Úc và Ấn Độ.
Người ngư dân Nga nổi tiếng với các mẻ cá kỳ dị vừa tiếp tục đăng tải ảnh chụp các sinh vật “ngoài hành tinh”...