Tiết lộ lý do bất ngờ phía sau thiết kế đặc biệt của tòa nhà cao nhất Trung Quốc
Tòa nhà cao nhất Trung Quốc xây dựng ở khu vực trung tâm Thượng Hải, có tên là tháp Thượng Hải, cao 632 mét và tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ 2,4 tỷ USD.
Tòa nhà cao nhất của Trung Quốc thậm chí vượt qua cả tòa nhà cao nhất của Mỹ và cao thứ hai trên thế giới.
Với chiều cao lý tưởng này, du khách hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Thượng Hải xa hoa cả đêm lẫn ngày.
Được khởi công năm 2008 và được khánh thành vào tháng 5 năm 2015, tòa nhà này chủ yếu dành cho các tập đoàn tài chính lớn và cơ quan làm việc của chính phủ Trung Hoa.
Tòa nhà này có thiết kế độc đáo, bên ngoài hình xoắn ốc, đặc biệt là đỉnh tòa nhà xuyên qua cả tầng mây, khiến người ta có cảm giác không chân thực.
Sau khi hoàn thành, Tháp Thượng Hải có tổng diện tích dự án là 433.954 mét vuông, phần thân chính của dự án là 119 tầng, tổng chiều cao là 632 mét, chiều cao của cấu trúc là 580 mét.
Nhìn từ trên cao, tháp Thượng Hải có 9 hình trụ xếp chồng lên nhau với tất cả mặt ngoài được ốp kính trong suốt, càng làm lên sự sang trọng và lôi cuốn của tòa nhà.
Nơi đây được trang bị 106 thang máy siêu tốc di chuyển với tốc độ 1080 mét/phút tương đương với 65km/h.
Tháp Thượng Hải bề ngoài không vuông vức như các tòa nhà thông thường mà bị méo mó khi dần lên cao khiến nhiều người nghi hoặc rằng tòa nhà cao tầng này bị cong vẹo.
Điều này được lý giải là do các thành phố ven biển ở phía đông Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi những cơn bão mạnh vào mùa hè, để thích ứng tốt hơn với khí hậu của Thượng Hải và giảm bớt thiệt hại do gió mạnh gây ra, tòa nhà được thiết kế như thể bị biến dạng, khi gió lớn đi qua, bề mặt cong của tòa nhà sẽ có tác dụng điều chỉnh nhất định, thậm chí có thể chịu được bão cấp 12.
Nguồn: [Link nguồn]
(NLĐO) – Indonesia ưu tiên vấn đề an toàn lên hàng đầu trước khi vận hành thương mại tuyến đường sắt cao tốc trị giá 7,3 tỉ USD liên doanh với Trung Quốc.