Tiết lộ cách cựu biệt kích Mỹ giúp cựu chủ tịch Nissan đào tẩu mà Nhật Bản không hề biết

Cựu biệt kích thuộc lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Mỹ cùng con trai đã nhận tội giúp cựu chủ tịch Nissan rời Nhật Bản hồi năm 2019.

Taylor và đồng phạm xuất hiện ở sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ vào tháng 12.2019.

Taylor và đồng phạm xuất hiện ở sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ vào tháng 12.2019.

Cựu biệt kích Mỹ Michael Taylor và con trai Peter ngày 14.6 xuất hiện tại tòa án Nhật Bản sau khi bị Mỹ dẫn độ hồi tháng 3. Các công tố viên Nhật cũng công bố chi tiết kế hoạch bỏ trốn tới Liban của cựu chủ tịch Nissan Carlos Ghosn, theo Wall Street Journal (WSJ).

Vợ của ông Ghosn, bà Carole là người thuê Micheal Taylor, cựu biệt kích Mũ Nồi Xanh, để đưa cựu chủ tịch Nissan rời Nhật Bản. Biệt kích Mũ Nồi Xanh là một trong những lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Mỹ, chuyên thực hiện các nhiệm vụ bên trong lòng địch.

Micheal Taylor, 60 tuổi và con trai, Peter, 28 tuổi, liên lạc trực tiếp với ông Ghosn qua điện thoại và tin nhắn mã hóa, trong khi cựu chủ tịch Nissan đang bị cảnh sát Nhật điều tra.

Ông Ghosn đồng ý trả 860.000 USD, chuyển vào tài khoản của Peter để hai cha con người Mỹ thực hiện kế hoạch. 

Tại phiên tòa, Michael Taylor thừa nhận bản tóm lược kế hoạch đào tẩu mà các công tố viên Nhật Bản đưa ra, tương đương với việc nhận tội. Phiên tòa tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng sau, sau đó là thời điểm để tòa tuyên án.

Các công tố viên Nhật chưa đề nghị bản án với cha con người Mỹ, nhưng Michael và Peter Taylor đối mặt với khung hình phạt tối đa 3 năm với tội danh giúp tội phạm bỏ trốn.

Hai cha con nhà Taylor bị các đặc vụ Mỹ bắt tại nhà riêng ở bang Massachusett. Mỹ đồng ý để Nhật Bản dẫn độ hai nghi phạm và hai cha con nhà Taylor bị giam ở Tokyo kể từ tháng 3.

Micheal Taylor bị dẫn độ sang Nhật Bản hồi tháng 3.

Micheal Taylor bị dẫn độ sang Nhật Bản hồi tháng 3.

Trong ngày đào tẩu, ngày 29.12.2019, Michael Taylor và một đồng phạm khác tên Zayek bay tới Nhật Bản trên chuyên cơ riêng, đem theo hai thùng thiết bị dùng để tổ chức hòa nhạc.

Zayek là người đề xuất sử dụng chuyên cơ riêng vì ông Ghosn muốn đào tẩu nhanh nhất trước khi bị nhà chức trách Nhật bắt giam. Ông Ghosn là người đưa ra ý tưởng trốn trong chiếc hộp lớn, vận chuyển lên máy bay.

Zayek, từng được Taylor thuê đến sân bay Kansai để khảo sát vào cuối năm 2019. Hành lý tại khu vực này vẫn phải trải qua kiểm tra an ninh. Các hành lý quá khổ, không thể kiểm tra bằng máy quét sẽ được kiểm tra riêng bằng tay.

Tuy nhiên hành lý của phi công chuyên cơ riêng sẽ được miễn kiểm tra. Đây chính là kẽ hở giúp Michael Taylor đưa cựu chủ tịch Nissan lên máy bay mà nhà chức trách Nhật không hề hay biết.

Đến khi ông Ghosn đặt chân xuống Liban, giới chức Nhật mới biết về chuyện đào tẩu. Ông Ghosn nói mình bỏ trốn vì không tin vào việc được xét xử công bằng ở Nhật.

Nhật Bản không có hiệp ước dẫn độ với Liban nên không thể yêu cầu nhà chức trách nước này dẫn độ nghi phạm về Nhật Bản.

Ông Ghosn cũng đề xuất để hai cha con nhà Taylor tạm thời lánh nạn ở Liban, sau khi Nhật Bản gửi đề nghị dẫn độ tới nhà chức trách Mỹ.

Ngoài khoản tiền 860.000 USD được sử dụng làm chi phí đào tẩu, hai cha con nhà Taylor còn được nhận tiền công 500.000 USD, trả bằng bitcoin, chuyển từ tài khoản của con trai ông Ghosn tới Peter Taylor, các công tố viên Nhật cho biết.

Cuộc đào tẩu khỏi Nhật Bản ly kỳ như trong phim của cựu chủ tịch Nissan

Carlos Ghosn từng được ca ngợi ở Nhật Bản như một gã khổng lồ của ngành công nghiệp ô tô, từng là chủ tịch Nissan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - WSJ ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN