Tiến độ điều chỉnh, nâng cấp vaccine ngừa COVID-19 đang tới đâu?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

COVID-19 vẫn diễn biến khó lường, chuyện điều chỉnh, nâng cấp để có phiên bản vaccine hiệu quả, toàn diện hơn đang rất được quan tâm. Cụ thể tiến trình thế nào?

Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường với sự xuất hiện liên tục của các biến thể mới, nhiều nơi đã và đang phải cho tiêm tăng cường mũi vaccine thứ ba, thậm chí thứ tư để tăng kháng thể chống chọi. Trong bối cảnh này, chuyện điều chỉnh, nâng cấp vaccine để có một phiên bản vaccine toàn diện, hiệu quả hơn đang rất được quan tâm.

 Pfizer khả năng sẽ sản xuất 120 triệu liệu trình thuốc điều trị COVID-19 tên Paxlovid - tương đương 3,6 tỉ vỉ - trong năm 2022, theo Giám đốc điều hành hãng Pfizer - ông Albert Bourla tuần trước. Lộ trình cụ thể là đến tháng 4 Pfizer sẽ sản xuất được 7 triệu liệu trình và đến tháng 6 sẽ đạt mốc 30 triệu liệu trình. Số 90 triệu liệu trình còn lại sẽ được sản xuất trong nửa năm còn lại của năm 2022.

Nhắm tới phiên bản vaccine phòng mọi biến thể

Hiện các nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 (Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca/ĐH Oxford) đều đang nghiên cứu nâng cấp phiên bản vaccine của mình để nhắm tới biến thể Omicron, vốn đang lấn át biến thể Delta, theo hãng tin Reuters.

Trao đổi với kênh CNBC tuần trước, Giám đốc điều hành hãng Pfizer - ông Albert Bourla cho biết Pfizer sẽ tung ra loại vaccine ngừa COVID-19 chuyên nhắm vào biến thể Omicron vào tháng 3. Quá trình phát triển đã hoàn tất và hiện Pfizer đã bắt đầu sản xuất những lô đầu tiên. Moderna thì cho biết vaccine nhắm vào Omicron của hãng sẽ được thử nghiệm lâm sàng trong đầu năm nay.

Tuần trước, ông Marco Cavaleri - lãnh đạo chiến lược vaccine của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đề nghị các công ty dược phẩm khi nâng cấp vaccine ngừa COVID-19 không chỉ tập trung phát triển một phiên bản nhắm đến biến thể Omicron mà nên có cả các phiên bản nhắm đến biến thể tiềm tàng kết hợp từ nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2. Sự cần thiết này cũng được Giám đốc điều hành Công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức - ông Ugur Sahin đề cập trước đó.

Pfizer cho biết đang cùng BioNTech nghiên cứu cải thiện công thức vaccine hiện tại theo hướng này. Các nhà nghiên cứu sẽ dựa trên phản ứng của vaccine hiện tại với các biến thể COVID-19 mới phát sinh từ đó “cập nhật (vaccine hiện tại) để có thể đối phó với bất kỳ biến thể nào phát sinh trong tương lai”.

Pfizer và BioNTech cho biết dự kiến sẽ có dữ liệu thử nghiệm vào đầu tháng 3 và từng đề cập rằng có thể sớm nộp đơn xin cấp phép cho vaccine đặc hiệu Omicron hoặc vaccine vừa nhắm vào Omicron vừa nhắm đến biến thể tiềm tàng khác của virus SARS-CoV-2.

Kiểm tra quy trình sản xuất mRNA cho vaccine ngừa COVID-19 tại Công ty BioNTech ở Marburg (Đức) ngày 29-3-2021. Ảnh: GETTY IMAGES

Kiểm tra quy trình sản xuất mRNA cho vaccine ngừa COVID-19 tại Công ty BioNTech ở Marburg (Đức) ngày 29-3-2021. Ảnh: GETTY IMAGES

Mỹ sẽ tham khảo nhu cầu quốc tế

Trong khi các hãng dược đang tích cực nghiên cứu, phát triển thì theo trang tin Statnews, tuần rồi một quan chức cấp cao Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết nếu có quyết định cập nhật vaccine ngừa COVID-19 để nhắm tốt hơn vào Omicron hoặc các biến thể khác thì khó có khả năng Mỹ thực hiện một mình.

Thay vào đó, FDA dự kiến sẽ đề xuất và tham gia một chương trình phối hợp quốc tế nhằm quyết định xem có nên cập nhật vaccine ngừa COVID-19 hay không và nên tiến hành lúc nào, như thế nào. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo rằng không chỉ các nhà sản xuất vaccine có quyền quyết định và cũng để tránh tình trạng chế phẩm vaccine cập nhật không phù hợp với yêu cầu mọi khu vực, chẳng hạn đúng ý FDA nhưng lại không đúng ý EMA.

Tháng trước, Giám đốc chương trình khẩn cấp về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - TS Mike Ryan cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp cập nhật vaccine, với sự đóng góp của các nhà khoa học, cơ quan y tế công cộng và ngành dược.

Theo quan chức FDA này, “chúng tôi không đặc biệt thích thú với ý tưởng mỗi nhà sản xuất có hương vị nước xốt bí mật của riêng họ” và nếu rõ ràng sẽ cần phải tiêm nhắc lại thường xuyên hoặc hằng năm thì cần phải chú ý đến tính linh hoạt trong việc kết hợp các loại vaccine. Hầu hết các loại vaccine phòng cúm đều có thể thay thế cho nhau và mục tiêu là vaccine ngừa COVID-19 phải hoạt động tương tự.

Cần cân nhắc kỹ chiến lược điều chỉnh vaccine ngừa COVID-19

Theo trang tin Statnews, hiện có một băn khoăn là tại thời điểm này vẫn chưa rõ liệu có nên tập trung điều chỉnh vaccine theo hướng chuyên nhắm vào Omicron thay vì dòng virus ban đầu hay không. Chưa rõ đợt dịch Omicron bất thường này sẽ kết thúc thế nào, Omicron có thể vẫn là biến thể vượt trội trong thời gian dài hoặc có thể bị thay thế trong thời gian ngắn tới bằng một biến thể khác.

Nếu các biến thể trong tương lai có sự khác biệt rõ rệt so với Omicron thì khả năng bảo vệ chéo được tạo ra nhờ vaccine nhắm vào Omicron có thể không mạnh bằng khả năng bảo vệ được tạo ra từ vaccine gốc hoặc vaccine nhắm đến biến thể Delta.

 “Chúng tôi không muốn từ bỏ một thứ mà dường như ít nhất là đang hoạt động tốt cho một thứ khác, trừ khi chúng tôi có bằng chứng xác thực rằng những gì chúng tôi đang làm sẽ tốt hơn” - một quan chức FDA trao đổi với Statnews.

Nghiên cứu: Nhiễm COVID-19 nhẹ vẫn bị ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng chú ý

Một nghiên cứu mới từ các chuyên gia của Đại học Oxford cho thấy những người nhiễm COVID-19 nhẹ vẫn có thể bị ảnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐĂNG KHOA ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN