Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga đả bại chiến đấu cơ mạnh nhất của TQ?
Không quân Nga mới bắt đầu tiếp nhận các tiêm kích tàng hình Su-57 mới nhất trong khi Trung Quốc đã công bố tiêm kích tàng hình J-20 từ vài năm trước.
Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga.
Trang mạng Sina của Trung Quốc hồi tháng 6 không đánh giá cao tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga. Lý do được Sina đưa ra là vì chiến đấu cơ Nga được sản xuất với những công nghệ lạc hậu. Su-57 được sản xuất cùng thời với tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc nhưng chúng vẫn có bất lợi lớn về mặt công nghệ.
Theo lý giải của Sina, phần lớn công nghệ dùng để sản xuất Su-57 đều có từ thời Liên xô trong khi đó phần lớn công nghệ ứng dụng trên J-20 đều là những phát minh mới nhất của hàng không quân sự của Trung Quốc.
“Máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng có vấn đề với khả năng cơ động. Tiêm kích Su-57 thì ngược lại - tính khí động học tuyệt vời, nhưng khả năng tàng hình vẫn còn là dấu hỏi”, Sina viết.
Chuyên gia quân sự Dave Majumdar nhận định trên tạp chí National Interest rằng mẫu tiêm kích J-20 của Trung Quốc được thiết kế với tính năng chiến đấu như máy bay F-35 của Mỹ, trong khi Su-57 lại là mẫu tiêm kích làm chủ bầu trời, giống F-22 Raptor.
Đặc tính khí động học và cảm biến trang bị cho J-20 cho đến nay vẫn còn là dấu hỏi, nhưng theo chuyên gia Majumdar, nó khá tương đồng với chiến đấu cơ F-35. J-20 cũng có hệ thống truyền tải dữ liệu, bảng điều khiển, hệ thống điện tử hàng không khá giống với mẫu tiêm kích tàng hình Mỹ.
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Đặc tính chiến đấu của hai mẫu máy bay Nga-Trung Quốc, cũng như công nghệ và nguồn lực tạo nên sự khác biệt giữa Su-57 và J-20.
Về hiệu suất động học tổng thể, Su-57 dĩ nhiên giành phần thắng, nhờ động cơ Saturn AL-41F1. Tiêm kích Nga cũng có góc tấn công vượt trội ở tốc độ thấp, dễ dàng hoạt động một cách linh hoạt, chỉ duy nhất có một tiêm kích có thể sánh bằng, đó là F-22 của Mỹ. Về vấn đề này, Trung Quốc rất muốn mua động cơ của Nga để khắc phục điểm yếu của J-20, nhưng chưa được Moscow gật đầu.
Về khả năng tàng hình, chuyên gia Majumdar đánh giá Su-57 có phần kém hơn tiêm kích J-20 của Trung Quốc, chưa kể đến F-35 của Mỹ. Tiêm kích Trung Quốc có diện tích phản xạ radar thấp hơn nhiều so với máy bay Nga, dù kích thước đồ sộ.
Thiết kế chú trọng không chiến, mang theo một lượng lớn vũ khí của Su-57 khiến nó để lộ nhiều sơ hở. Nhưng điều này có lẽ đã nằm trong toan tính của người Nga
Về mặt trang thiết bị điện tử, không rõ máy bay nào thực sự vượt trội hơn. Su-57 không phải mẫu tiêm kích tàng hình hoàn toàn nhưng có thiết bị cảm biến chuyên phát hiện máy bay tàng hình.
Ngược lại, J-20 không phải tiêm kích phù hợp cho nhiệm vụ không chiến nên cũng được tích hợp thêm các thiết bị cảm biến phục vụ tấn công mục tiêu trên mặt đất và tận dụng khả năng tàng hình để phóng tên lửa tầm xa tiêu diệt mục tiêu trên không.
Nói cách khác, Su-57 vượt trội hơn J-20 về khả năng không chiến, nhưng cũng chưa thể kết luận được rằng mẫu tiêm kích nào sẽ chiến thắng vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, cũng như trong các nhiệm vụ tác chiến cụ thể.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trình diễn 6 chiếc Su-57 tối tân nhất khi đến gặp Ngoại trưởng Nga Mike Pompeo và sức mạnh...