Tiêm kích tàng hình 150 triệu USD uy lực nhất của Mỹ đâm xuống đất
Phi công kích hoạt ghế phóng, thoát khỏi tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, khi gặp sự cố trên bầu trời bang Florida hôm 15.5, các nguồn tin quân sự cho biết.
Khoảnh khắc phi công kích hoạt ghế phóng, rời khỏi chiếc F-22.
Theo Daily Mail, tiêm kích F-22 được coi là chiến đấu cơ uy lực nhất của Mỹ hiện nay, chưa từng được xuất khẩu ra nước ngoài.
Chiếc tiêm kích trị giá 150 triệu USD gặp nạn thuộc phi đội chiến đấu cơ số 325, trực thuộc căn cứ không quân Eglin ở phía bắc bang Florida, Mỹ.
Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 9 giờ 15 phút sáng (giờ đại phương) ở một khu vực chuyên được không quân Mỹ sử dụng để diễn tập quân sự. Không có thiệt hại về người và tài sản khi tiêm kích F-22 đâm xuống đất, không quân Mỹ cho biết.
Không quân Mỹ chưa đưa ra lời giải thích vì sao máy bay rơi. Phi công kịp kích hoạt ghế phóng và được đưa đến bệnh viện ở căn cứ Eglin để theo dõi.
F-22 là tiêm kích tàng hình uy lực nhất của Mỹ hiện nay.
Theo các nguồn tin, phi công này hiện đang ở trong tình trạng ổn định và được người thân, bạn bè đến thăm.
Không rõ chiếc tiêm kích F-22 rơi bị hư hại đến mức nào hay có gây cháy ở dưới mặt đất hay không.
Vụ tai nạn hôm 15.5 khiến không quân Mỹ chỉ còn 185 chiếc F-22 trong biên chế hoạt động. Lần gần nhất một chiếc F-22 rơi là vào năm 2012.
Trong các năm 2004, 2019 và 2010, 3 chiếc F-22 cũng bị phá hủy hoàn toàn vì tai nạn.
Đơn giá 150 triệu USD cho mỗi chiếc F-22 được tính toán dựa trên toàn bộ dự án sản xuất, nâng cấp trị giá 67 tỉ USD. Lần cuối cùng một chiếc F-22 được hãng Lockheed Martin xuất xưởng là vào năm 2011.
Không quân Mỹ không quyết định mua thêm tiêm kích F-22 vì vấn đề chi phí và đang cân nhắc đặt mua các tiêm kích F-15 từ hãng Boeing.
Cho đến nay, F-22 vẫn là tiêm kích tối mật của Mỹ. Washington chưa bao giờ tiết lộ hình ảnh buồng lái và màn hình bên trong tiêm kích F-22. Mỹ chưa từng xuất khẩu tiêm kích F-22 vì lý do lo ngại Nga và Trung Quốc nắm được bí mật công nghệ tàng hình.
Nguồn: [Link nguồn]
Chiếc tiêm kích bị hư hỏng nặng nề với chi phí sửa chữa ước tính lên tới hơn 2 triệu USD.