Tiêm kích phương Tây có đủ để giúp Ukraine tạo được khác biệt đáng kể trong xung đột với Nga?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Mỹ đang xem xét khả năng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu Ukraine có trong tay bất kỳ loại tiêm kích nào của phương Tây thì sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào trong cuộc xung đột với Nga.

Thông tin phương Tây đang xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine dường như không có gì bất ngờ. Khi cuộc chiến tranh tiêu hao không ngừng làm cạn kiệt kho vũ khí và đạn dược từ thời Liên Xô của Ukraine, không thể tránh khỏi chuyện nước này sẽ dần chuyển sang sử dụng vũ khí phương Tây, trong đó sẽ có cả máy bay chiến đấu. Lý do là Kiev sẽ không thể bổ sung têm kích MiG-29 và máy bay tấn công mặt đất Su-25 đang ngày càng ít đi.

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine tại một căn cứ quân sự ở Ukraine năm 2016. Ảnh: Danil Shamkin/NurPhoto/ Getty Images

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine tại một căn cứ quân sự ở Ukraine năm 2016. Ảnh: Danil Shamkin/NurPhoto/ Getty Images

Theo trang Business Insider, tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu Ukraine có trong tay bất kỳ loại tiêm kích nào của phương Tây thì sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào trong cuộc xung đột với Nga.

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ loại máy bay nào mà phương Tây dự tính cung cấp cho Ukraine. Tại Diễn đàn An ninh Aspen tổ chức tại Colorado (Mỹ) hồi tuần trước, Tướng Charles Q. Brown Jr., Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho biết việc chuyển giao vũ khí đang được bàn tới. Tuy nhiên, ông Brown không tiết lộ thông tin chính xác loại máy bay dự định sẽ được cung cấp cho Ukraine.

Phương Tây có thể cung cấp cho Ukraine những máy bay nào?

Tướng Brown cho biết có một số lựa chọn khả thi, trong đó có các tiêm kích do Mỹ chế tạo cùng nhiều loại máy bay khác của châu Âu, chẳng hạn như Rafale của Pháp hay Gripen của Thụy Điển hoặc Eurofighter Typhoon của nhiều quốc gia.

Ông Brown nói thêm người Ukraine không có khả năng có được các tiêm kích MiG vì sẽ khó có được linh kiện từ Nga.

Các tiêm kích F-15 của Mỹ và JAS 39 Gripen của Thụy Điển bay qua Biển Baltic trong một cuộc tập trận năm 2018. Ảnh: US Air Force/Staff Sgt. Jordan Kaminski

Các tiêm kích F-15 của Mỹ và JAS 39 Gripen của Thụy Điển bay qua Biển Baltic trong một cuộc tập trận năm 2018. Ảnh: US Air Force/Staff Sgt. Jordan Kaminski

Rafale, Gripen và Typhoon tất cả đều là máy bay chiến đấu thế hệ 4.5, về cơ bản được phát triển từ các thiết kế thời Chiến tranh Lạnh, cũng như các tiêm kích F-16, F-18 và F-15EX của Mỹ. Còn tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ thì sẽ không bao giờ nằm trong danh sách máy bay gửi sang Ukraine do khả năng hấp thụ công nghệ của Ukraine cũng như lo ngại "chọc giận" Nga.

Tất cả máy bay kể trên của phương Tây đều có khả năng hoạt động cao, được trang bị cảm biến và tên lửa hiện đại. Những loại máy bay chiến đấu này ngang bằng bất kỳ loại máy bay nào mà Không quân Nga đang sử dụng tại Ukraine, và với hiệu suất đáng thất vọng của vũ khí Nga trong cuộc xung đột thì những máy bay phương Tây này hoàn toàn có thể phát huy hiệu quả cao hơn.

Ukraine cần nhiều hơn không chỉ là máy bay

Tuy nhiên, chuyên gia quốc phòng Michael Peck đánh giá thực tế cho thấy sức mạnh trên không đã có rất ít tác động đến cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Máy bay và vũ khí dẫn đường chính xác với số lượng hạn chế cộng thêm hiệu quả răn đe của các hệ thống phòng không mặt đất đã ngăn máy bay tạo ra hiệu quả mang tính quyết định. Máy bay không người lái cả vũ trang lẫn trinh sát đều là loại vũ khí hiện diện chính trong cuộc xung đột.

Binh sĩ Ukrain làm dấu hiệu chiến thắng trước hệ thống HIMARS được Mỹ cung cấp. Ảnh: Ukraine Ministry of Defense

Binh sĩ Ukrain làm dấu hiệu chiến thắng trước hệ thống HIMARS được Mỹ cung cấp. Ảnh: Ukraine Ministry of Defense

So với các chiến dịch trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, sức mạnh trên không đã không cho phép bên tấn công đạt được những bước tiến đột phá nhưng cũng chẳng giúp bên phòng thủ ngăn chặn bên tấn công.

Đáng chú ý nhất trong cuộc xung đột này là Nga đã sử dụng pháo binh ồ ạt. Những khẩu pháo lớn đã không giúp Nga giành chiến thắng trong cuộc chiến nhưng nếu không có chúng thì có lẽ Nga sẽ bị đánh bật khỏi Ukraine.

Người Ukraine đang hy vọng rằng những khẩu lựu pháo của Mỹ và châu Âu cũng như hệ thống pháo phản lực bắn loạt, đặc biệt là tổ hợp HIMARS do Mỹ sản xuất sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho họ

Liệu Phương Tây sẽ cung cấp đủ máy bay cho Ukraine để tạo nên sự khác biệt đáng kể trong cuộc chiến trên bộ? Một vài tiêm kích F-16 hay Typhoon có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho phòng không của Ukraine bằng cách ngăn chặn các cuộc không kích của Nga. Tuy nhiên, theo chuyên gia Peck, về vũ khí tấn công, Ukraine sẽ cần nhiều hơn không chỉ là một số loại máy bay, đặc biệt là với kho vũ khí phòng không phong phú của Nga như hiện nay, chẳng hạn hệ thống S-300.

Cũng như trong các cuộc xung đột khác, sức mạnh trên không đóng vai trò quan trọng vừa là vũ khí tấn công để cung cấp hỏa lực nhanh chóng, kịp thời, vừa là vũ khí phòng thủ để ngăn cản máy bay đối phương. Tuy nhiên, tại Ukraine, máy bay chiến đấu không tạo được nhiều tác động.

Loại vũ khí tấn công từ trên trời của Nga có thể phá hủy “hỏa thần” HIMARS ở Ukraine

Pháo phản lực phóng loạt HIMARS do Mỹ cung cấp đang là vũ khí uy lực nhất trong tay quân đội Ukraine và cũng là mục tiêu ưu tiên tìm diệt của Nga trên chiến trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tri Túc ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN