Tiêm kích Mirage 2000 Pháp gửi cho Ukraine có thể chống lại Su-35 và S-400 của Nga?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

So với tiêm kích Su-35 hay hệ thống phòng không S-400 của Nga, tiêm kích Mirage 2000 mà Pháp cung cấp cho Ukraine không có nhiều lợi thế để "nốc-ao" đối thủ trong một cuộc đối đầu trực tiếp.

Việc Pháp quyết định cung cấp cho Ukraine tiêm kích Mirage 2000 thể hiện sự thay đổi đáng kể trong hoạt động viện trợ quân sự của châu Âu dành cho Kiev, theo trang Bulgarian Military.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng cạnh tranh giữa tiêm kích Mirage 2000 với máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống phòng không S-400 của Nga khi Ukraine triển khai Mirage 2000 ra chiến trường.

Tiêm kích Mirage 2000 của Pháp. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG PHÁP

Tiêm kích Mirage 2000 của Pháp. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG PHÁP

Dù tiêm kích Mirage 2000 đã chứng minh hiệu quả trong hàng chục năm phục vụ trong các cuộc xung đột, từ Chiến tranh vùng Vịnh cho tới các chiến dịch ở Libya và Syria, song câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây là máy bay này sẽ ứng phó như thế nào trước các mối đe dọa hiện đại đến từ Nga, đặc biệt là tiêm kích Su-35 và hệ thống phòng không S-400.

Cân đo giữa Mirage 2000 và Su-35

Mirage 2000 là máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ thứ 4 do hãng Dassault Aviation thiết kế, cất cánh lần đầu năm 1978 và kể từ đó đã trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Pháp và các nước đồng minh.

Tiêm kích Mirage 2000 được trang bị một loạt hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, giúp máy bay linh hoạt trong cả nhiệm vụ không đối không lẫn tấn công mặt đất.

Trong khi đó, tiêm kích Su-35 được đánh giá là một trong những máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Được Nga phát triển như một bản nâng cấp của tiêm kích Su-27, Su-35 sở hữu những cải tiến đáng kể về thiết bị điện tử hàng không, tầm hoạt động, tính cơ động và hệ thống vũ khí. Radar cùng hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến mang lại cho Su-35 lợi thế trong phát hiện và giao tranh tầm xa.

Trong không chiến tầm gần, Su-35 rất nhanh nhẹn nhờ động cơ đẩy vector. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng cạnh tranh của Mirage 2000 – vốn thiếu vector lực đẩy và có thiết kế đã hơn 40 năm - trong một cuộc đối đầu trực tiếp.

Giới phân tích có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc liệu Mirage 2000 có thể chống lại Su-35 trong chiến đấu trên không hay không.

Ông Justin Bronk – nghiên cứu viên tại Viện các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI – tỏ ra thận trọng rằng: “Mặc dù Mirage 2000 là máy bay có năng lực cao vào thời điểm đó, nhưng lại bị Su-35 vượt trội ở hầu hết mọi khía cạnh hiệu suất quan trọng – đặc biệt là khi nói đến tầm radar và khả năng tác chiến điện tử”.

Tiêm kích Sukhoi Su-35 Flanker. Ảnh: Dmitry Terekhov/flickr/CC BY-SA 2.0

Tiêm kích Sukhoi Su-35 Flanker. Ảnh: Dmitry Terekhov/flickr/CC BY-SA 2.0

“Cơ hội tốt nhất cho Ukraine là tận dụng mạng lưới tình báo và chỉ huy – kiểm soát được phương Tây cung cấp để khỏa lấp những lợi thế của Su-35” - ông Bronk nói tiếp.

Nói về tốc độ và sự nhanh nhẹn, tốc độ tối đa của tiêm kích Su-35 (Mach 2,25 tương đương 2.756 km/giờ) nhỉnh hơn tốc độ tối đa của tiêm kích Mirage 2000 (Mach 2.2 tương đương 2.695 km/giờ) một chút. Tuy nhiên, ngày nay, những gì quan trọng hơn trong chiến đấu trên không là khả năng ngoài tầm nhìn - nơi là “sân chơi” của các hệ thống radar và tên lửa.

Su-35 được trang bị radar Irbis-E, có thể theo dõi tới 30 mục tiêu cùng một lúc, tấn công 8 mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km. Ngược lại, radar RDY của Mirage 2000 dù cũng lợi hại nhưng không có cùng mức phạm vi hoạt động và khả năng theo dõi nhiều mục tiêu như radar của Su-35. Điều này khiến tiêm kích Mirage 2000 khó có thể thu hẹp khoảng cách với Su-35 mà không bị phát hiện.

Thêm vào đó, các tên lửa không đối không R-77 và R-27 của Su-35 có tầm bắn hiệu quả xa hơn tên lửa MICA của Mirage 2000.

Dù tên lửa MICA có tính cơ động cao, có thể khóa mục tiêu sau khi phóng, nhưng tầm bắn khoảng 80 km của nó bị lu mờ trước tên lửa R-77 của Su-35 vốn có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 110 km. Điều này khiến tiêm kích Mirage-2000 gặp bất lợi về khả năng “nốc-ao” đối thủ, nghĩa là các phi công cần phải dựa nhiều vào sự nhạy bén chiến thuật, sự bất ngờ và có thể là sự trợ giúp từ bên ngoài từ hệ thống phòng không để cân bằng thế trận.

S-400 - thách thức đáng sợ đối với Mirage 2000

Hệ thống phòng không S-400 của Nga lại đặt ra một thách thức hoàn toàn khác. S-400 được coi là một trong những hệ thống phòng không tinh vi nhất thế giới với khả năng phá hủy máy bay, máy bay không người lái (UAV) và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 400 km.

S-400 sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau, mỗi loại tên lửa được thiết kế để đánh chặn nhiều loại mục tiêu ở các độ cao khác nhau. Do đó, tiêm kích Mirage 2000 – không có khả năng tàng hình bao quát - có thể dễ bị tấn công trước hệ thống S-400.

Đối với mối đe dọa đến từ hệ thống S-400, thách thức đáng sợ hơn. Việc S-400 có khả năng phát hiện và hạ gục máy bay từ khoảng cách xa đồng nghĩa tiêm kích Mirage 2000 có thể sẽ cần hoạt động bên ngoài phạm vi tấn công của S-400 để tránh bị bắn hạ.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh:Vitaly Nevar/TASS

Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh:Vitaly Nevar/TASS

Như vậy sẽ làm hạn chế khả năng bảo vệ trên không của tiêm kích Mirage 2000 tại những khu vực tranh chấp, đặc biệt là ở miền đông Ukraine – nơi mạng lưới phòng không của Nga dày đặc nhất.

Ông David Deptula – trung tướng Không quân Mỹ về hưu và là Giám đốc Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Mitchell (Mỹ) – lưu ý: “Tiêm kích Mirage 2000 là một nền tảng tuyệt vời cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không trong môi trường thuận lợi, nhưng so với những thứ như hệ thống S-400, máy bay bị yếu thế nghiêm trọng trừ phi được tích hợp vào một hoạt động đa miền rộng lớn hơn”.

Nguồn: [Link nguồn]

Thông tin chiến đấu cơ Su-34 bị rơi ban đầu do một lính dù Nga đăng tải trên mạng xã hội Telegram.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN