Tiêm kích “hổ mang chúa” Su-27 Nga khiến NATO lo sợ nhất
Tiêm kích Su-27 của Nga được tạp chí Mỹ đánh giá là mẫu máy bay chiến đấu thành công nhất, khiến Mỹ và đồng minh NATO lo ngại nhất.
Su-27 là một trong những mẫu chiến đấu cơ thành công nhất của Nga.
Theo National Interest, đối với phương Tây, các chiến đấu cơ Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh nổi tiếng nhất đều do cục thiết kế Mikoyan Gurevitch phát triển, bao gồm MiG-15, MiG-21, MiG-25 và MiG-29.
Nhưng chiếc tiêm kích thành công nhất của Nga phải kể đến Su-27 Flanker. Đây là mẫu chiến đấu cơ có nhiệm vụ đánh bại máy bay Mỹ và đồng minh NATO ở châu Âu. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Su-27 trở thành mẫu tiêm kích được xuất khẩu rộng khắp thế giới.
Trong cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh, Không quân Mỹ trình diễn chiến đấu cơ F-15 và F-16 trong khi hải quân sở hữu F-14 và F/A-18. Ở thời điểm đó, Liên Xô chỉ có tiêm kích MiG-29 được đánh giá xứng tầm chiến đấu cơ Mỹ.
Chiếc Su-27 do tập đoàn Sukhoi phát triển sau này lấy theo hình mẫu của chiến đấu cơ F-15 Eagle. Mẫu thử nghiệm đầu tiên cất cánh vào ngày 20.5.1977, nhưng mãi đến năm 1985 những chiếc Su-27 đầu tiên được biên chế.
Mặc dù được thiết kế chú trọng năng lực không chiến giống như chiếc F-15 Eagle, Su-27 lại tỏ ra đa nhiệm hơn, khi có thể đồng thời đóng vai trò là máy bay đánh chặn hoặc trở thành cường kích tấn công mặt đất.
Tiêm kích Su-27 khi được trang bị đầy đủ vũ khí.
Su-27 xuất hiện khá muộn, trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh nhưng cũng vì lý do đó mà tiêm kích do tập đoàn Sukhoi phát triển đạt được công nghệ và thành tựu kỹ thuật tiên tiến nhất, không bị giới hạn về khả năng hiện đại hóa.
Năng lực chiến đấu của chiếc Su-27 rõ ràng hoàn toàn vượt trội. Nó có thể đạt đến tốc độ 3.000 km/giờ, mang theo 8 tên lửa không-đối-không (đa số là tầm ngắn và tầm trung, số ít có thể tấn công ngoài tầm nhìn của mắt thường).
Su-27 cũng có thể mang theo nhiều loại tên lửa đối đất và bom. Su-27 là mẫu chiến đấu cơ gây tiếng vang khi được các phi công Nga thể hiện động tác nhào lộn cực khó gọi là cobra (hổ mang chúa).
Khi thực hiện động tác nhào lộn này, máy bay ngẩng mạnh mũi lên cho đến khi ngả về phía sau, nhưng vẫn giữ hướng bay như cũ. Máy bay ra khỏi góc lớn hơn 90 độ, sau đó lại trở về chế độ bay bình thường mà hầu như không bị mất độ cao.
Hồi đầu năm 2017, chuyên gia phân tích về quốc phòng người Mỹ, Pierre Spray từng đánh giá cao Su-27 so với mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ. "Su-27 và thậm chí MiG-29 đều có sải cánh lớn hơn, động cơ mạnh hơn và mang nhiều vũ khí không đối không và không đối đất hơn… Vì vậy, F-35 sẽ hoàn toàn bất lực khi đối đầu với 2 loại máy bay này".
Su-27 của Nga thực hiện động tác nhào lộn "hổ mang chúa".
Phiên bản Su-27 Flanker chứng minh năng lực vượt trội khi trở thành món “hàng hot” trên thị trường vũ khí toàn cầu. Nó có mặt trong đơn vị không quân của 11 quốc gia trên thế giới, đa số thuộc về Nga và Trung Quốc.
Không quân Mỹ cũng từng mua 2 chiếc Su-27 của Belarus để làm máy bay huấn luyện chiến đấu cho các phi công Mỹ. Tổng cộng có 809 chiếc Su-27 được sản xuất với nhiều biến thể và phiên bản khác nhau, trị giá mỗi chiếc ngày nay vào khoảng 30 triệu USD.
Thương vụ bán tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc được coi là sai lầm của Nga. Bởi Bắc Kinh sau đó đã bí mật tháo tung mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4 này và sản xuất phiên bản nội địa tương tự mang tên J-11. Đây cũng là cơ sở để Trung Quốc sản xuất biến thể J-16 trang bị cho tàu sân bay.
Trong hơn 3 thập kỷ kể từ lần đầu tiên ra mắt, Su-27 đã tham gia vào nhiều chiến dịch quân sự trên khắp thế giới. Nhưng mẫu máy bay này chưa từng phải đối đầu trước máy bay đối phương ở trên không.
Su-27 trong biên chế không quân Nga từng tham chiến ở Syria và giành được không ít thành tựu.
Có thể nói, Su-27 là mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4 cuối cùng vào biên chế không quân Nga và đã chứng minh năng lực vượt trội. Trải qua nhiều chương trình nâng cấp và bảo trì, những chiếc Su-27 sẽ vẫn còn hoạt động trong nhiều năm tới, cho đến khi tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 chính thức xuất hiện.
Cách đây 48 năm, không quân Israel bắn hạ 5 tiêm kích MiG-21 của Liên Xô ngay trên bầu trời, tất cả chỉ diễn ra trong vỏn...