"Thủy quái" xuất hiện ở Bình Thuận khiến người dân sợ hãi là con gì?

Tối 3.10, đoạn clip về một con vật kỳ lạ xuất hiện ở vùng biển Phú Quý (Bình Thuận) do ngư dân quay được đang khiến mạng xã hội xôn xao.

Đoạn clip sinh vật lạ khiến người dân đi lặn biển sửng sốt

Theo video do anh Từ Công Minh Trí (Khánh Hòa) ghi lại, con vật lạ có phần đầu giống rùa, thân có hai dải mềm như lụa, rất kỳ lạ. Con vật đã khiến nhóm người dân đi lặn biển của anh Trí cảm thấy sợ hãi.

Một số người có hiểu biết về sinh vật biển nhận định "sinh vật lạ" này có thể là bạch tuộc chăn (tên khoa học: Tremoctopus), một chi bạch tuộc trong họ Tremoctopodidae.

Được giới khoa học đặc học đặt cho biệt danh “dải khăn sống rực rỡ của đại dương”, bạch tuộc chăn là một sinh vật kỳ lạ và tuyệt đẹp hiếm thấy trên thế giới. Thậm chí, loài này còn có nhiều điểm độc đáo hơn cả vẻ ngoài của chúng.

Đầu tiên đó chính là cấu tạo cơ thể. Loài bạch tuộc này có tới 3 trái tim và có một cái mỏ giống như con vẹt. Bên cạnh đó, loài này có khả năng thay đổi màu sắc và kết cấu da dễ dàng và nhanh chóng.

Bạch tuộc chăn là một sinh vật kỳ lạ và tuyệt đẹp hiếm thấy trên thế giới (Ảnh: Brut)

Bạch tuộc chăn là một sinh vật kỳ lạ và tuyệt đẹp hiếm thấy trên thế giới (Ảnh: Brut)

Điểm đặc biệt tiếp theo chính là chênh lệch kích thước đáng kinh ngạc giữa con đực và con cái.

Thông thường, một con bạch tuộc cái có thể dài tới 2 mét và nặng 10 kg, gấp tới 40.000 lần khối lượng của một con đực vốn chỉ đạt chiều dài…2,4 cm.

“Bạn có thể hình dung sự chênh lệch về kích thước giữa một con bạch tuộc cái và đực giống như một người trưởng thành và hạt óc chó vậy,” nhà sinh vật học tiến hóa Tom Tregenza cho biết vào năm 2003, thời điểm con bạch tuộc chăn giống đực đầu tiên được phát hiện ở Rạn san hô Great Barrier.

 Bạch tuộc chăn được phát hiện tại Philippines vào tháng 4.2019 (Video: Joseph Elayani)

Tiếp đó là phần xúc tu rực rỡ như một dải khăn dưới biển. Nó không chỉ tôn thêm vẻ huyền bí của loài bạch tuộc chăn, mà còn giúp chúng trở nên đáng sợ đối với những kẻ săn mồi, và thậm chí còn có thể tự tách rời trong các tình huống khẩn cấp.

Quá trình giao phối của loài bạch tuộc chăn cũng rất đặc biệt. Con đực sẽ lấp đầy một trong những xúc tu của mình bằng tinh dịch, sau đó tách nó ra, đưa cho con cái, rồi cả hai sẽ “đường ai nấy đi” cho đến chết.

Bạch tuộc cái, sau khi nhận lại phần xúc tu từ bạn tình, sẽ cất nó trong một khoang thụ tinh riêng trong cơ thể. Khi những con non đã sẵn sàng, mẹ của chúng sẽ phun hết ra ngoài nước biển.

Loài vật này có những điểm đặc biệt cả về cấu tạo lẫn cách giao phối (Ảnh: Cassandra L. Cox)

Loài vật này có những điểm đặc biệt cả về cấu tạo lẫn cách giao phối (Ảnh: Cassandra L. Cox)

Bạch tuộc chăn phân bố nhiều nhất ở các vùng biển phía bắc, phía đông và tây nam của Úc, nhưng cũng có thể được phát hiện rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới. Trước thời điểm sinh vật lạ được phát hiện ở vùng biển nước ta ở Phú Quý, Bình Thuận, vào tháng 4 vừa qua, một thợ lặn cũng đã tình cờ phát hiện 2 con bạch tuộc chăn ở vùng biển ngoài khơi tỉnh đảo Romblon của Philippines.

Câu được thủy quái “ngoài hành tinh“ ở Mexico

Đầu tuần này, một ngư dân đã câu được một sinh vật có hình thù kỳ lạ, da trắng hồng ở bờ biển Cabo, Mexico.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Australian Geographic ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN