Thụy Điển tạm dừng tiến trình gia nhập NATO
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Expressen, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom thừa nhận rằng những sự kiện gần đây đã gây phức tạp cho việc quốc gia này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tân Hoa Xã đưa tin, chia sẻ với Expressen, Ngoại trưởng Billstrom nói: "Một số sự kiện xảy ra trong những tuần qua đã làm quá trình tạm thời phải dừng lại". Ông cũng cho biết thêm rằng Chính phủ Thụy Điển sẽ tập trung đầu tư cho lĩnh vực năng lượng và cần thời gian để thúc đẩy trở lại việc xin gia nhập NATO.
Tuy nhiên, tại các cuộc phỏng vấn riêng vào ngày 28/1 (giờ địa phương), ngoại trưởng của Thuỵ Điển và Phần Lan đã nhắc lại rằng quá trình để hai quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO đang tiếp tục.
Để kết nạp các quốc gia mới, NATO cần có sự chấp thuận nhất trí của tất cả các thành viên hiện tại, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù vậy, chính phủ Thụy Điển hy vọng sẽ gia nhập NATO vào mùa hè này, ông Billstrom nói.
Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom. Ảnh: AP.
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto đã lặp lại lời của người đồng cấp Thụy Điển và cho biết hai nước có kế hoạch tiếp tục thực hiện hành trình chung hướng tới NATO.
“Theo quan điểm của tôi, con đường gia nhập NATO vẫn chưa khép lại đối với cả hai quốc gia”, ông Haavisto nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Phần Lan YLE.
Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia duy nhất trong liên minh quân sự phương Tây gồm 30 thành viên chưa chấp thuận đơn đăng ký gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển.
Tuần trước, một cuộc biểu tình đã diễn ra gần Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm (Thụy Điển), trong đó có hành động của chính trị gia cánh hữu Stram Kurs Rasmus Paludan - một người có quan điểm chống người nhập cư, đốt bản sao kinh Koran.
Tháng 5/2022, Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO. Theo quy định, đơn này cần được sự chấp thuận của toàn bộ 30 nước thành viên của NATO. Hiện đã có 28 nước chấp thuận việc này.
Hungary cho biết nước này dự kiến sẽ chấp thuận đơn xin gia nhập của Phần Lan vào tháng 2/2023.
Động thái mới được Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra sau vụ hình nộm bị treo ngược ở thủ đô Thụy Điển và vụ một nhà hoạt động Thụy Điển đốt bản sao Kinh Koran gần Đại sứ quán...
Nguồn: [Link nguồn]